Xem Nhiều 6/2023 #️ Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục An Toàn Trong Bậc Học Mầm Non Ở Huyện Đông Sơn # Top 11 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục An Toàn Trong Bậc Học Mầm Non Ở Huyện Đông Sơn # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục An Toàn Trong Bậc Học Mầm Non Ở Huyện Đông Sơn mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn trong bậc học mầm non ở huyện Đông Sơn

Giờ ăn của các cháu học sinh Trường Mầm non Đông Quang.

Bảo đảm an toàn cho trẻ trong trường mầm non (MN) là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà bất cứ trường MN nào cũng phải thực hiện. Đây không chỉ là bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho trẻ mà còn là trách nhiệm, thể hiện mức độ uy tín của nhà trường đối với học sinh, các bậc cha mẹ cũng như cộng đồng xã hội.

Xác định được điều này, trong những năm qua, ngành giáo dục huyện Đông Sơn đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn và lành mạnh cho trẻ.

“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đó là khẩu hiệu và cũng là mục tiêu mà Trường MN Đông Quang hướng tới để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Cô giáo Lê Thị Hằng, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay: Ngay từ đầu mỗi năm học, nhà trường đã quán triệt, triển khai đầy đủ các văn bản về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích đến toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên. Kiểm tra, rà soát, sửa chữa kịp thời cơ sở vật chất bị hư hỏng, loại bỏ các yếu tố gây mất an toàn cho trẻ. Trong các hoạt động giáo dục, ban giám hiệu luôn nhắc nhở đội ngũ giáo viên phải ân cần, gần gũi, yêu thương trẻ, chăm sóc trẻ tận tình chu đáo, thân thiện để trẻ tự tin, yêu trường, yêu lớp; tuyệt đối không dùng bất kỳ một hình thức phạt nào ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý trẻ. Bên cạnh đó, nhà trường luôn quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong mọi hoàn cảnh phải bảo đảm an toàn cho trẻ, nói không với bạo lực học đường. Nhờ đó, nhiều năm học qua, 100% trẻ học tập tại trường được bảo đảm an toàn tuyệt đối cả về thể chất và tinh thần.

Đối với Trường MN Đông Thịnh, để xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ nhà trường đã tham mưu cho chính quyền địa phương, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền đến phụ huynh học sinh, các tổ chức, cá nhân huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất xây dựng môi trường giáo dục theo mô hình “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”. Hiện, cơ sở vật chất phòng lớp học, phòng chức năng của nhà trường đã được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang, khuôn viên trường học xanh – sạch – đẹp, có các khu vui chơi vận động, vườn cổ tích, phòng y tế, nhà vệ sinh bảo đảm tiêu chuẩn; môi trường trong lớp học được sắp xếp gần gũi, quen thuộc, thiết kế an toàn, trang trí đẹp mắt… Cô giáo Mai Thị Hương, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, ngoài đầu tư cơ sở vật chất, cảnh quan khuôn viên xanh, sạch, đẹp, nhà trường đặc biệt chú trọng đến công tác bán trú. Đây cũng là hoạt động nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh.

Theo Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Sơn Lê Thị Huệ, 100% trường MN trên địa bàn huyện đã và đang thực hiện nghiêm túc việc xây dựng môi trường an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường. Qua kiểm tra đánh giá, 15/15 trường được cấp chứng nhận trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích. Những năm qua, các trường đều được đầu tư mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học bảo đảm an toàn, phù hợp từ môi trường bên trong, bên ngoài lớp học như, trong lớp học được sắp xếp, bố trí không gian hợp lý với các “góc học tập”, “góc sáng tạo”, “góc thư viện” để trẻ trải nghiệm, khám phá, vui chơi và phát triển. Môi trường bên ngoài được đầu tư thiết kế thân thiện để trẻ “học mà chơi, chơi mà học”, với tiêu chí bảo đảm tính an toàn, thẩm mỹ, sáng tạo, góp phần giáo dục, hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ. Bên cạnh đó, các bếp ăn bán trú được bố trí theo nguyên tắc một chiều, bảo đảm chế độ kiểm tra thực phẩm 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định. Ngoài ra, hằng năm, ngành giáo dục phối hợp chặt chẽ với ngành y tế chỉ đạo, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong các nhà trường. Để xây dựng môi trường giáo dục thực sự an toàn, nội dung chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ năng xử lý các tình huống sơ cấp cứu, phòng tránh tai nạn thương tích… cũng được ngành đưa vào chương trình bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên. Kết quả này đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong các nhà trường. Hằng năm, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 99,9%; trẻ nhà trẻ đạt trên 32%. Qua theo dõi, số trẻ đạt cân nặng bình thường đạt trên 95,5%, số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chỉ chiếm 3-4,5%.

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” – thông điệp này nhắc nhở công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em cần được thực hiện mọi lúc, mọi nơi để tất cả trẻ em đều có một tuổi thơ tươi vui, một tương lai tốt đẹp nhất. Đặc biệt là việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, không có tai nạn thương tích trong các nhà trường. Đến thời điểm này, kết quả xây dựng môi trường giáo dục an toàn trong các trường MN trên địa bàn huyện Đông Sơn đang là giải pháp hữu hiệu xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, giúp trẻ háo hức khi đến trường, chủ động tích cực tham gia vào các bài học theo chương trình giáo dục MN mới. Việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, cùng với sự chăm sóc và giáo dục tận tình của các thầy, cô giáo đang là tiền đề để trẻ phát triển toàn diện, đủ hành trang sẵn sàng bước vào bậc học tiếp theo.

PS

Đông Hưng Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục An Toàn, Thân Thiện

Đồng chí Trần Đức Cường, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Hưng cho biết: Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Công an, các trường học trên địa bàn huyện đã làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của các cấp về công tác bảo đảm an ninh trường học. Hàng năm, 100% trường học tổ chức cho học sinh ký cam kết không vi phạm tệ nạn xã hội, an toàn giao thông. Bên cạnh việc triển khai thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các trường còn xây dựng nhiều mô hình phù hợp với từng cấp học, đã phát huy hiệu quả, góp phần bảo đảm an ninh học đường, được nhân dân và phụ huynh đánh giá cao, học sinh tích cực hưởng ứng. Các trường THPT, THCS phối hợp với ngành Công an tổ chức hàng chục buổi tuyên truyền ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn giao thông… cho trên 24.000 giáo viên, học sinh. Duy trì hiệu quả mô hình cổng trường an toàn và mô hình công an xã có học sinh theo học tại các trường THPT phối hợp với nhà trường bảo đảm an ninh, an toàn từ nhà đến trường và từ trường về nhà. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, cam kết, nhắc nhở đối với chủ các cơ sở cầm đồ, kinh doanh Internet, bi-a, hàng quán trước cổng trường học, yêu cầu chấp hành nghiêm quy định của pháp luật để học sinh không bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh ở ngoài trường học, ảnh hưởng đến việc học tập, phát triển nhân cách của các em.

Đồng chí Trần Vũ Dương, Trưởng Công an xã Liên Giang cho biết: Để học sinh được học tập trong môi trường an toàn, thân thiện, Công an xã đã phối hợp với các nhà trường và các thôn duy trì hiệu quả 5 mô hình tự quản, dòng họ tự quản về an ninh trật tự; thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra đột xuất tại các nhà trường nên năm học vừa qua các trường trên địa bàn không xảy ra mất trật tự an ninh, an toàn giao thông, không có học sinh đánh nhau, không mất tài sản.

Huyện đoàn và đoàn thanh niên các xã, thị trấn cũng vào cuộc rất tích cực, thường xuyên phối hợp với các trường thực hiện tốt phong trào cánh én báo tin, hòm thư giúp bạn, phong trào học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp… Ngoài ra, mỗi trường còn có các giải pháp khác nhau để luôn là điểm đến thân thiện, an toàn của học sinh.

Thầy giáo Nguyễn Duy Nhất, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Mê Linh cho biết: Để xây dựng trường học thân thiện, an toàn, nhà trường đã triển khai thực hiện đồng thời 6 giải pháp chính gồm: làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh với phương châm “mưa dầm thấm lâu”; xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường – gia đình – xã hội để quản lý, giáo dục học sinh thông qua tin nhắn điện tử hoặc gặp gỡ trao đổi trực tiếp; xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm vững về chuyên môn, có tinh thần, trách nhiệm cao; kiểm tra nội bộ học sinh thông qua tổ bảo vệ, giáo viên và đội cờ đỏ; khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân làm tốt và nhắc nhở, phê bình những tập thể, cá nhân vi phạm theo hướng tích cực để cùng nhau tiến bộ. Do vậy, năm học 2018 – 2019, tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt, khá của nhà trường chiếm trên 95%, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp kỳ thi THPT quốc gia, đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đều tăng.

Trước tình trạng trẻ em bị xâm hại, bạo lực, bị tai nạn thương tích có chiều hướng gia tăng trong cả nước, các trường học trên địa bàn huyện Đông Hưng càng chú trọng hơn công tác bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất và tinh thần, nhất là phòng tránh tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Cô giáo Vũ Thị Lụa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đông Xá cho biết: Không chỉ quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, nhà trường còn thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, đầu tư bình chữa cháy, bình nước chữa cháy, cấm hút thuốc trong trường học, tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho cán bộ, giáo viên; phụ huynh phải ký nhận trẻ hàng ngày vào sổ; chọn thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc. Nhà trường còn mời chuyên gia về dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm. Năm học 2018 – 2019, 100% trẻ được bảo đảm an toàn, không có trẻ nào bị tai nạn thương tích hay ngộ độc thực phẩm.

Bước vào năm học 2019 – 2020, ngoài việc chuẩn bị cho học sinh những điều kiện tốt nhất để học tập, các trường học trên địa bàn huyện Đông Hưng còn chủ động phối hợp với chính quyền các cấp, ngành chức năng, đặc biệt là lực lượng công an tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh; kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các sao nhi đồng, đội cờ đỏ, đội thanh niên xung kích, tình nguyện; tăng cường các biện pháp quản lý, giáo dục học sinh, nhất là học sinh hư, học sinh cá biệt… để mỗi ngày đến trường đối với các em là một ngày vui.

Thu Hiền

Nâng Cao Chất Lượng Bậc Giáo Dục Mầm Non

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng của ngành giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở bậc học này có tác dụng to lớn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở các bậc tiếp theo.

Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách của con người và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.

Giáo dục mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện được điều đó thì phải thực hiện toàn diện về mọi mặt. Giáo viên phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, mục tiêu, yêu cầu của ngành sư phạm mầm non.

Năm học 2014 -2015 là năm học toàn ngành tiếp tục thực hiện cuộc vận động hai không của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo . Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh không ngồi nhầm lớp. Và thực hiện cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tiếp tục thực hiện tốt việc chỉ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục là nội dung hàng đầu.

Thành lập tổ chuyên môn: tổ chuyên môn là lực lượng nòng cốt, vì vậy cần chọn những thầy cô có khả năng sư phạm mầm non cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với đồng nghiệp để chỉ đạo phân công điều hành.

Quán triệt, chỉ đạo tích cực việc học thật – dạy thật – kết quả thật: Mỗi giáo viên cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ, tổ chức đầy đủ các hoạt động trong ngày như hoạt động chung, hoạt động góc, họa động ngoài trời, hoạt động chiều, soạn giáo án đầy đủ, đúng nội dung, yêu cầu kiến thức, kỹ năng phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Biết lựa chọn, vận dụng phương pháp giáo dục tích cực tạo tình huống, cơ hội nhằm phát huy trí tuệ, tính sáo tạo của trẻ.

Học thật giúp trẻ tích cực, hứng thú, tự nguyện tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ tạo ra sản phẩm, tìm tòi khám phá, giáo viên không làm thay, vẽ thay, cho trẻ. Giáo viên hình thành và rèn luyện để cho trẻ có thao tác đúng, thuần thục một số thói quen về nề nếp học tập.

Giáo viên luôn dõi theo sự phát triển, nhận thức của trẻ trên các lĩnh vực phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và phát triển thể lực. Đánh giá kết quả của trẻ đúng thực chất, khách quan, công bằng, tôn trọng trẻ.

Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng để giáo dục trẻ: nhà trường cấm tuyên truyền cho phụ huynh nắm được một số kiến thức giáo dục, rèn luyện cho trẻ thói quen, hành vi văn hóa trong giao tiếp, biết yêu thương quý trọng cô giáo, bố mẹ, người lớn.

Giáo dục mầm non là nền tảng đầu tiên, chất lượng giáo dục trẻ ở bậc này có tốt thì đến khi lên bậc giáo dục tiểu học mới tốt. Muốn đạt được điều đó thì nhà trường phải có những biện pháp phù hợp trong quá trình giảng dạy.

5 Giải Pháp Xây Dựng Trường Mầm Non An Toàn

GD&TĐ – Cô Nguyễn Thị Hương Thủy – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non 2 – TP Đà Lạt (Lâm Đồng) – chia sẻ các giải pháp giúp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non.

HS Trường mầm non 2 – TP Đà Lạt tại liên hoan “Gia đình dinh dưỡng trẻ thơ và An toàn giao thông”

Xây kế hoạch từ đầu năm học

Giải pháp đầu tiên được cô Nguyễn Thị Hương Thủy đưa ra là phải xây dựng kế hoạch về vấn đề này ngay từ đầu năm học và triển khai đến tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường. Tổ chức sơ kết, tổng kết mỗi học kỳ và cuối năm học theo yêu cầu chung.

Việc xây dựng kế hoạch phải phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Từ đó, thành lập Ban chỉ đạo trong nhà trường và triển khai thực hiện kế hoạch nghiêm túc. Có tổng kết và đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong ban chỉ đạo và công khai lấy ý kiến đóng góp của tập thể hội đồng sư phạm, hội cha mẹ và các nhà lãnh đạo trong việc bổ sung giải pháp để kế hoạch khả thi hơn.

Cán bộ, giáo viên phải nắm vững những vấn đề về phòng chống TNTT

Giải pháp 2, theo cô Nguyễn Thị Hương Thủy, là bồi dưỡng chuyên môn, các văn bản, quy phạm của pháp luật về phòng chống TNTT.

Muốn áp dụng giải pháp này thành công và có sức lan tỏa, đòi hỏi CBQL giáo dục giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng, nắm rõ kiến thức, kỹ năng thực hành phòng chống TNTT theo nội dung các văn bản qui phạm pháp luật, làm cơ sở để đánh giá trình độ hiểu biết của giáo viên. Từ hiểu biết phòng chống TNTT nhân rộng ra các giáo viên khác. Trao đổi sự hiểu biết của mình về phòng chống TNTT giúp phụ huynh hiểu biết kiến thức, qui định của pháp luật để phòng chống TNTT cho trẻ ở gia đình.

Phối hợp với các tổ chức xã hội ở địa phương cùng tìm hiểu kiến thức về phòng chống TNTT, hiểu rõ trách nhiệm của mình trước pháp luật trong hoạt động bảo vệ an toàn tính mạng cho trẻ.

“Muốn thực hiện tốt một nội dung, mục tiêu hay nhiệm vụ gì trước hết đòi hỏi mỗi chúng ta phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của cấp trên đồng thời xây dựng cho bản thân một qui tắc làm việc đó là:

Không chỉ đạo và làm việc bằng kinh nghiệm chủ quan của cá nhân mà phải tìm hiểu, nắm bắt nội dung hướng dẫn của các tài liệu, các văn bản qui phạm pháp luật từ đó có chương trình hoạt động cụ thể phù hợp với thực tế của nhà trường, địa phương để tránh sai sót, hạn chế” – cô Nguyễn Thị Hương Thủy cho hay.

HS Trường mầm non 2 – TP Đà Lạt biểu diễn trong Hội thi Bé hát dân ca

Đặc biệt chú ý đến điều kiện tiên quyết – cơ sở vật chất

Cô Nguyễn Thị Hương Thủy cho rằng, mọi TNTT xảy ra đối với trẻ đều có nguyên nhân. Nhà quản lý phải nhìn được nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi là nguyên nhân trực tiếp khách quan tác động đến an toàn tính mạng trẻ trong cả một ngày hoạt động ở trường. Trong điều kiện của nhà trường có thể khắc phục được nguyên nhân này thì giải pháp này là cấp bách nhất.

Mọi kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành phòng chống TNTT cho trẻ dù có tốt đến đâu nhưng điều kiện CSVC yếu kém thì tai nạn của trẻ vẫn xảy ra ngoài tầm kiểm soát. Vậy CSVC là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an toàn phòng chống TNTT cho trẻ.

Sau khi xây dựng kế hoạch phòng chống TNTT cho trẻ, cần khảo sát nắm bắt các nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp có thể gây nên TNTT cho trẻ trong nhà trường; thanh lí ngay các trang thiết bị hoạt động ngoài trời cũ quá thời hạn sử dụng; quy hoạch góc cây cảnh, sân thể dục, vườn rau sao cho trẻ có thể tự phòng chống TNTT ngay trong lúc tham gia các hoạt động ngoài trời cùng người lớn.

Đối với các đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động trong lớp, phải kiểm tra độ an toàn và đề xuất với hiệu trưởng làm kệ có lắp bánh xe di chuyển dễ, nhẹ nhàng kệ không quá cao, không quá nặng so với cơ thể trẻ. Sắp xếp khoa học những đồ chơi để vừa tầm tay của trẻ.

Những đồ chơi thiếu an toàn phải để xa tầm với như hột, hạt để xâu chuỗi trẻ có thể ngậm, nghịch bỏ vào lỗ tai bạn, bỏ vào lỗ mũi…, cô phải bao quát và giáo dục trẻ các kĩ năng chơi an toàn cho mình và cho bạn mọi lúc mọi nơi.

Những đồ dùng phòng ăn, ngủ, phòng vệ sinh phải phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, không nên dùng các đồ dùng dễ vỡ như sành, sứ, thủy tinh tất cả mọi đồ dùng phải nhựa cứng, dẻo hóa, gỗ hóa để đảm bảo an toàn cho trẻ. Nhất là cửa kính phải thay bằng nhựa cứng, bình hoa nên sử dụng xốp hoặc gỗ. Vào mùa mưa cần cẩn trọng kiểm tra các cây xanh cao, giàn đựng bình nước sao cho an toàn với trẻ.

Cần kiểm tra các đường dây điện, ổ cắm điện cao xa tầm tay trẻ và phải dán nilon với ổ cắm thấp không thể di dời. Trong các phòng âm nhạc mĩ thuật chú ý các hộp màu nước cọ vẽ trẻ có thể hay nhầm lẫn các loại nước phòng chống ngộ độc cho các trẻ nhỏ.

Nền nhà phải đảm bảo khô, nên dùng gạch nhám không nên dùng gạch quá sáng, quá trơn để phòng chống té trượt khi trẻ vận động. Các hành lang đều có rào chắn, tay nắm và lan can cao 1m4 để đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi. Giáo viên giáo dục trẻ không leo trèo lên cầu thang hay lan can gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ, thường xuyên nhắc nhở trẻ không thò tay vào ổ cắm điện trong lớp học.

Nắm rõ nguy cơ gây ra tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh

Theo cô Nguyễn Thị Hương Thủy, trẻ cần được trang bị các kĩ năng sống tối thiểu như cách nhận biết người lạ mặt, cách nói lời từ chối, la hét lớn kêu cứu để trẻ không bị bắt cóc, bị lừa mang đi bán…; cách thuyết phục người khác để mình không bị bạo lực.

Khi vui chơi vận động trong gia đình khu chung cư cao tầng lan can có cửa sổ mình phải biết sợ nguy hiểm có thể chết người nếu mình thích leo trèo nhìn qua cửa sổ…. Khi đi lại trong công viên, đi qua cầu, cống, kênh mương lúc đi bộ lúc chạy nhảy mạnh không làm chủ tốc độ nếu vấp ngã có thể xẩy ra tai nạn. Khi vui chơi với các đồ chơi ngoài trời xích đu cầu trượt, bập bênh, leo trèo vận động trên ghế thể dục… nếu không có các kĩ năng vận động phù hợp chính xác sẽ có thể gây ra TNTT. Tất cả các kĩ năng cần dạy cho học sinh, phụ huynh và cả giáo viên.

Cần giáo dục trẻ những kiến thức cơ bản, giúp trẻ hiểu, có ý thức, hành vi tránh các nguy cơ xảy ra TNTT. Thông qua hoạt động giáo dục và hoạt động vui chơi, các hội thi lồng ghép kiến thức phòng chống TNTT giúp trẻ có các kỹ năng thực hành tự bảo vệ an toàn cho mình.

Giải pháp về tuyên truyền

Giải pháp cuối cùng được cô Nguyễn Thị Hương Thủy nhấn mạnh là tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh và các tổ chức cộng đồng, xây dựng bản cam kết trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối mọi lúc mọi nơi, tạo thành “tam giác vàng gia đình – nhà trường – cộng đồng” bảo vệ bình yên cho trẻ.

Nhà trường chỉ đạo cho giáo viên tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng chống TNTT cho phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh. Phối hợp cùng phụ huynh tổ chức làm đồ dùng dạy học, đồ chơi, vật trang trí để làm lớp đẹp, hấp dẫn…

Giáo viên trực tiếp hướng dẫn, giúp cho cha mẹ trẻ nắm được từng nội dung kế hoạch của nhà trường, lớp về trường học an toàn, phòng chống TNTT để ở nhà phụ huynh giúp trẻ duy trì thói quen đó. Đồng thời, trong từng lần họp với phụ huynh, nhà trường còn đưa ra các chỉ tiêu dứt điểm từng đợt thi đua.

Từ đó, giáo viên có trách nhiệm vận động phụ huynh đi họp đông đủ, đúng thành phần. Sau mỗi lần họp phụ huynh nhà trường đều tổ chức đánh giá tuyên dương các lớp có số lượng phụ huynh đi dự họp đông đủ, đúng đối tượng.

Cô Thủy cho rằng, công tác tuyên truyền phòng chống TNTT với phụ huynh là việc vừa dễ lại vừa khó. Dễ vì đây là công việc hàng ngày của giáo viên, khó ở đây là giáo viên phải có những lời nói thuyết phục, biết chọn lọc những nội dung tuyên truyền thiết thực, thu hút được phụ huynh để phụ huynh dễ hiểu và dễ thực hiện.

Đặc biệt, không thể chỉ tuyên truyền một chiều mà là kết quả tuyên truyền được thể hiện rõ rệt trở thành hành động của bậc làm cha, làm mẹ, của những người thân xung quanh trẻ, thể hiện sự hiểu biết của mình bằng sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương trẻ từng giờ, từng hoạt động, diễn ra hằng ngày những lúc trẻ trở về nhà bên người thân.

Mọi tuyên truyền bằng lý thuyết sẽ trở nên vô nghĩa khi nhà giáo dục không có giải pháp để kiểm tra mức độ hiểu biết của phụ huynh, cách thể hiện trách nhiệm của mình đối với con trẻ khi sống chung dưới một mái nhà.

Bạn đang xem bài viết Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục An Toàn Trong Bậc Học Mầm Non Ở Huyện Đông Sơn trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!