Xem Nhiều 6/2023 #️ Xây Dựng Nếp Sống Văn Minh Đô Thị: Cần Thay Đổi Từ Tư Duy Đến Hành Động # Top 14 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Xây Dựng Nếp Sống Văn Minh Đô Thị: Cần Thay Đổi Từ Tư Duy Đến Hành Động # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Xây Dựng Nếp Sống Văn Minh Đô Thị: Cần Thay Đổi Từ Tư Duy Đến Hành Động mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(QBĐT) – Xây dựng nếp sống văn minh đô thị (VMĐT) rộng khắp trên địa bàn tỉnh, giúp các đô thị trong tỉnh dần hoàn thiện, trở thành những “đô thị đáng sống” là một chặng đường dài, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó người dân là chủ thể đóng vai trò rất quan trọng. Trên hành trình xây dựng nếp sống VMĐT, công dân đô thị cần phải thay đổi… bắt đầu từ tư duy sau đó mới đến hành động.

VMĐT-một khái niệm rộng mà những quốc gia phát triển trên thế giới phải mất hàng trăm năm để xây dựng từ cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa cũng như lối sống, nếp sống của cư dân đô thị, những ứng xử chuẩn mực giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cộng đồng với cộng đồng.

Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng, trong khoảng 10 năm trở lại đây, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, “nóng”. Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị đầu tư đồng bộ, hiện đại, tuy nhiên, trong mối quan hệ tương hữu, tư duy và nếp sống VMĐT của cư dân và cộng đồng đô thị lại thay đổi khá chậm chạp.

Ông Phạm Xuân Thảo, Viện trưởng Viện quy hoạch xây dựng (Sở Xây dựng) nhận xét: “TP. Đồng Hới, vốn trước đây đã là thị xã, một hình thái đô thị từ những năm thuộc Pháp. Sau chiến tranh được các chuyên gia Cuba nghiên cứu, tham vấn cho tỉnh quy hoạch chung tương đối bài bản và hoàn chỉnh dần qua các thời kỳ. Mới đây nhất là quy hoạch chung thành phố do Công ty Nikken Sekkei (Nhật Bản) nghiên cứu vào năm 2012, được phê duyệt điều chỉnh cục bộ tháng 11-2019. Xét tổng thể, đô thị Đồng Hới đẹp, hệ thống quy hoạch, hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Theo đồ án quy hoạch chung của phía tư vấn Nhật Bản lập đến năm 2020, định hướng đến năm 2035 thì TP. Đồng Hới sẽ hình thành nhiều khu đô thị mới đẹp, hiện đại”.

Như vậy, TP. Đồng Hới trong quá khứ, hiện tại và tương lai đã hiện hữu là một đô thị. Nhưng trên thực tế, việc xây dựng nếp sống VMĐT lại chưa tương xứng, rộng hơn là văn hóa đô thị còn nhiều điều đáng bàn. Thậm chí nhiều cư dân đô thị còn mơ hồ với khái niệm này.

Nạn đổ trộm rác thải xây dựng trái phép làm ảnh hưởng đến mỹ quan nhiều đô thị của Quảng Bình.

Ở TP. Đồng Hới, chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều cảnh khó chịu mỗi khi ra đường: tình trạng đi lại lộn xộn, ùn tắc giao thông, dừng đỗ xe không đúng nơi quy định; nạn ăn xin, chèo kéo khách du lịch; nạn lấn chiếm đất đai, xây dựng công trình trái phép; sử dụng vỉa hè sai mục đích; tình trạng đào đường, lấp đường bừa bãi… Chính những hình ảnh, hiện tượng này khiến cho bộ mặt đô thị TP. Đồng Hới bị “xấu đi” đáng kể.

Là người dân sinh sống trên tuyến đường Trần Hưng Đạo, một trong những tuyến phố chính sầm uất nhất thành phố, luật sư Lê Minh Tâm, Văn phòng Luật sư Hướng Dương (Đoàn Luật sư Quảng Bình) chia sẻ: “Thành phố đang xây dựng đường Trần Hưng Đạo thành một tuyến phố văn minh, nhưng hàng ngày dọc đường này vẫn diễn ra nhiều chuyện, nhiều sự việc thiếu văn minh: tình trạng lấn chiếm vỉa hè thường xuyên xảy ra; xe ô tô dừng, đổ tràn ra cả lòng đường; người tham gia giao thông, nhất là các cháu học sinh chạy xe dàn hàng ngang, hàng ba; hàng quán kinh doanh chèo kéo khách hàng; khách du lịch không có lối đi riêng cho mình… Vì thế, để xây dựng một nếp sống VMĐT và người dân tuân thủ, chấp hành nếp sống VMĐT thì trước hết cần phải thay đổi. Thay đổi trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành từ các cơ quan Nhà nước chủ trì, thực hiện; thay đổi về công tác quản lý trật tự đô thị, xử lý vi phạm trật tự đô thị; thay đổi trong cách thức tuyên truyền, vận động và quan trọng nhất là thay đổi trong tư duy của mỗi một công dân đô thị”.

Từ năm 2015, Thành ủy Đồng Hới đã thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện nếp sống VMĐT nhằm xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp, con người thân thiện, lịch sự, mến khách. Ban đầu, BCĐ chọn thời gian một tuần để đẩy mạnh các hoạt động gọi là Tuần lễ VMĐT Đồng Hới. Từ năm 2018 trở đi, Tuần lễ VMĐT được mở rộng thành Tháng VMĐT.

Đơn cử, trong Tháng VMĐT năm 2019, 16 xã, phường trực thuộc thành phố và tất cả các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội đều đăng ký, triển khai thực hiện Tháng VMĐT với những hoạt động thiết thực, mục đích hướng đến là tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về nếp sống VMĐT, vì một thành phố xanh, sạch, đẹp. Hoạt động tuyên truyền tập trung vào 5 nội dung: quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học; quy tắc ứng xử cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước; nếp sống VMĐT trong cộng đồng dân cư; VMĐT trong hoạt động du lịch; nếp sống VMĐT chung trong toàn thành phố…

Ông Hoàng Văn Tâm, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng BCĐ thực hiện nếp sống VMĐT TP. Đồng Hới giai đoạn 2015-2020 khẳng định: “Tuần lễ VMĐT sau đó là Tháng VMĐT triển khai liên tục qua hàng năm bước đầu mang lại những kết quả đáng khích lệ. Toàn thành phố xây dựng, chăm sóc trên 2.000 con đường hoa và 6.000m2 điểm hoa. Nhiều mô hình điểm, như: nói không với lấn chiếm vỉa hè tại phường Đồng Phú; xây dựng HTX du lịch thân thiện tại xã Bảo Ninh; khu dân cư “sáng, xanh, sạch, đẹp” ở phường Đồng Sơn; đường cờ tại 4 địa phương Hải Thành, Bảo Ninh, Nam Lý, Phú Hải… góp phần làm đẹp hơn bộ mặt thành phố.

Nhưng hơn hết, qua việc thực hiện Tuần lễ VMĐT, Tháng VMĐT, người dân thành phố dần hình thành nên những quy tắc, cách thức ứng xử văn hóa, văn minh, lịch sự, có lý, có tình trong cuộc sống, lao động thường ngày. Từ đó, xây dựng, quảng bá về một TP. Đồng Hới đáng sống, thành phố du lịch “biển xanh, cát trắng, nắng vàng” gắn với người dân thân thiện, chân tình, mến khách”.

Đường Hữu Nghị, một trong những tuyến đường ngày càng sạch đẹp, văn minh của TP.Đồng Hới.

Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng Trạch để thành lập mới chúng tôi Đồn. Khác với TP. Đồng Hới, mặc dù trở thành thị xã trung tâm kinh tế trọng điểm phía Bắc Quảng Bình nhưng sau khi chia tách, chúng tôi Đồn vẫn còn bộn bề khó khăn. Cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng cho cuộc sống độ thị phần lớn xuống cấp, kém phát triển. Khó khăn về cơ sở vật chất kéo theo những bộn bề trong việc xây dựng nếp sống mới phù hợp với văn minh ở đô thị.

Ông Nguyễn Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND TX. Ba Đồn cho biết: “Xây dựng nếp sống VMĐT trên địa bàn hiện tại đang tập trung tuyên truyền, vận động giúp cho người dân thị xã thấy hết sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh. Song song với đó, thị xã tăng cường công tác quản lý đô thị, xử lý nghiêm vi phạm trật tự đô thị; giải tỏa các công trình vi phạm; chú trọng công tác chỉnh trang đô thị, cải tạo cảnh quan môi trường tại các phường trung tâm, hình thành nên những điểm nhấn trong không gian đô thị đang chỉnh trang, xây dựng mới”.  

Quan điểm nhất quán trong phát triển đô thị ở TP. Đồng Hới hay TX. Ba Đồn cũng như các đô thị khác trong tỉnh là cần phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Xây dựng các đô thị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp cần hài hòa giữa phát triển kinh tế-xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa bền vững gắn với xây dựng con người thành thị mới văn minh, nghĩa tình, hiện đại.

Nhóm P.V Bạn đọc

Tuyên Truyền Xây Dựng Nếp Sống Văn Minh Đô Thị

Với quyết tâm xây dựng hình ảnh văn minh đô thị, từ năm 2014, UBND thành phố thống nhất chọn quận Hải Châu làm địa phương triển khai thí điểm công tác lập lại trật tự đô thị, quản lý, sử dụng vỉa hè trên các tuyến đường trung tâm của quận. Để triển khai hiệu quả nhiệm vụ này, quận Hải Châu đã có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ từ quận đến phường nhằm từng bước xây dựng hình ảnh văn minh đô thị, nâng cao ý thức văn hóa của người dân.

Quận Hải Châu có nhiều nỗ lực trong xây dựng hình ảnh văn minh đô thị. Trong ảnh: Tuyến đường Lê Duẩn được giữ gìn thông thoáng, các hộ kinh doanh chấp hành quy định về văn hóa, văn minh thương mại. Ảnh: TRỌNG HÙNG

Tuyến đường Núi Thành là một trong 9 tuyến đường chính của phường Hòa Thuận Đông với rất nhiều cơ sở kinh doanh buôn bán đa dạng mặt hàng, nhiều nhất là hàng nội thất gia dụng. Lưu lượng phương tiện giao thông qua khu vực này cũng rất đông.

Việc tập kết hàng hóa để phục vụ kinh doanh trong giờ cao điểm gây khó khăn cho việc lưu thông qua tuyến đường này. Vì vậy, theo Bí thư Đảng ủy phường Hòa Thuận Đông Nguyễn Hồ Hoàng Nam, để bảo đảm lập lại trật tự đô thị, từ năm 2016, phường triển khai thực hiện đề án “Xây dựng khu dân cư khu vực 1 đạt yêu cầu khu dân cư văn hóa văn minh đô thị”, trong đó có tiêu chí xây dựng tuyến đường Núi Thành thành tuyến đường kiểu mẫu về trật tự đô thị.

Mục đích nhằm tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức và hành động trong việc bảo đảm vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị, từng bước đưa việc quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè vào nền nếp.

Bằng nhiều giải pháp thực hiện, trong đó có việc vận động tuyên truyền song song với kiên quyết xử phạt đối với các trường hợp tái phạm nhiều lần nên đến nay tuyến đường Núi Thành đã được mở rộng, nâng cấp khang trang; lòng đường rộng thoáng, người dân buôn bán sinh sống dọc hai bên tuyến đường dần dần có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, trật tự đô thị. Việc tập kết hàng hóa tràn lan trên vỉa hè không còn tái diễn.

Phường Hải Châu 1 là địa bàn với nhiều cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, chợ, khách sạn, siêu thị, trung tâm mua sắm, quán ăn, quán cà-phê… hoạt động trên hơn 15 tuyến đường chính và 83 kiệt, hẻm, nên công tác giữ gìn an ninh trật tự, trật tự vỉa hè, trật tự giao thông, vệ sinh môi trường được cấp ủy, chính quyền địa phương đặt ra với quyết tâm cao.

Ông Võ Trường Anh, Chủ tịch UBND phường Hải Châu 1 cho biết, bằng phương thức vận động tuyên truyền các chủ trương của cấp trên, nhất là triển khai thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25-12-2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Năm văn hóa, văn minh đô thị” và sau này là triển khai thực hiện chương trình “Thành phố 4 an” nên phường đã mạnh dạn phối hợp với các lực lượng của thành phố và quận Hải Châu như thanh tra giao thông, quy tắc đô thị, công an để ra quân lập lại trật tự trên các tuyến đường.

Các hành vi lang thang xin ăn, chèo kéo du khách được phát hiện và xử lý kịp thời. “Việc lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, cản trở giao thông trên các tuyến đường qua địa bàn phường đã giảm hẳn. Hành vi xả rác, không để các vật dụng gây khó khăn cho người đi bộ trên vỉa hè được người dân hưởng ứng và thực hiện với ý thức tự giác ngày càng cao”, ông Anh nói.

Tại phường Bình Thuận, sau quá trình tuyên truyền vận động thực hiện các nội dung về văn hóa, văn minh đô thị, ngoài việc tạo không gian thông thoáng, phường tiếp tục vận động nhân dân trồng hoa trên các tuyến đường kiểu mẫu, trong đó có tuyến đường 2 Tháng 9.

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Hải Châu Nguyễn Minh Huy, để chủ trương của thành phố đi vào thực tiễn, góp phần xây dựng hình ảnh đô thị trung tâm xanh-sạch-đẹp, người dân thân thiện, hiền hòa, mến khách, quận Hải Châu phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp huy động sự tham gia của hệ thống chính trị. Đối với công tác vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật tự đô thị, các lực lượng chức năng của quận và 13 phường đã tập trung tuyên truyền, giáo dục, phổ biến những chủ trương của Thành ủy, UBND thành phố.

“Trong công tác “Dân vận khéo”, quận đã phát huy vai trò của Ban Dân vận Quận ủy và Mặt trận, các hội, đoàn thể phân tích những mặt đạt được và ý nghĩa của chủ trương xây dựng hình ảnh đô thị văn minh của thành phố để người dân, chủ doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, trường học cùng đồng thuận thực hiện”, ông Huy nói.

Hằng năm, quận Hải Châu giao Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Phòng Quản lý đô thị, Đội kiểm tra quy tắc đô thị, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các hội, đoàn thể quận và UBND 13 phường tham mưu tuyên truyền các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng nếp sống văn minh, bảo đảm trật tự đô thị theo Chỉ thị số 43-CT/TU và Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 1-11-2017 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo, quản lý trật tự xây dựng, an toàn lao động.

Nội dung tuyên truyền dễ nhớ, phù hợp với từng đối tượng để người dân vận dụng vào nếp sống, sinh hoạt hằng ngày. Theo ông Huy, việc thay đổi tư duy, hành vi của người dân trong bảo đảm trật tự đô thị còn được triển khai thông qua việc nâng cao tính chủ động, vai trò và tinh thần trách nhiệm quản lý địa bàn của lực lượng chức năng trong việc tăng cường giám sát, phát hiện và xử phạt vi phạm.

Cho đến nay, nhiều tuyến đường chính của quận Hải Châu như: Bạch Đằng, Lê Duẩn, Trần Phú, Phan Châu Trinh, 2 Tháng 9, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Chí Thanh, Lê Lợi, Nguyễn Thị Minh Khai, 30 Tháng 4, Quang Trung, Hải Phòng, Đống Đa, 3 Tháng 2, Phan Đăng Lưu… trở nên thông thoáng, sạch đẹp, văn minh hơn.

Đây là giải pháp mới để quận Hải Châu tiếp tục thực hiện hiệu quả chủ trương thí điểm công tác lập lại trật tự đô thị, quản lý, sử dụng vỉa hè trên các tuyến đường trung tâm của quận trong thời gian đến”, ông Huy cho biết thêm.

TRỌNG HÙNG

Nhiều Sáng Kiến Xây Dựng Nếp Sống Văn Hoá, Văn Minh Đô Thị

Quận Hai Bà Trưng:

Chiều 20/5, Phòng Văn hóa và Thông tin quận Hai Bà Trưng phối hợp với Hội Cựu Chiến binh quận tọa đàm “Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị”.

Ông Nguyễn Như Cẩn – Phó Trưởng Phòng Văn hoá và Thông tin quận Hai Bà Trưng cho biết, qua 4 năm thực hiện, Ban Chỉ đạo Chuyên đề: “Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2016 – 2020” luôn bám sát tinh thần chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, chỉ đạo các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị của quận và18 phường nghiêm túc xây dựng kế hoạch, tổ chức quán triệt, phổ biến và triển khai thực hiện Chuyên đề.

Toàn cảnh buổi Toạ đàm xây dựng nếp sống văn hóa văn minh đô thị

Theo đó, 100% các tổ dân phố đã tổ chức Hội nghị tọa đàm về nâng cao hiệu quả Quy tắc ứng xử nơi công cộng, thu hút đông đảo cán bộ cơ sở và nhân dân trên địa bàn tham dự. 18 phường trên địa bàn quận đều được hướng dẫn và triển khai tổ chức tốt các mô hình tuyên truyền Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố.

Nhờ đó, cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã thu được kết quả đáng khích lệ. Văn hóa ứng xử của người dân chuyển biến tích cực từ nhận thức tới hành vi. Trên địa bàn quận, không có các vụ bạo hành gia đình, tỷ lệ các vụ việc mâu thuẫn trong gia đình và giữa bà con khu phố đã giảm đáng kể.

Văn hóa ứng xử giao tiếp trong cộng đồng trở nên văn minh, gần gũi. Người dân quận Hai Bà Trưng đã nâng cao nhận thức, ý thức và tự giác hành động để xây dựng và phát huy nếp sống văn minh thanh lịch của người Thủ đô.

Tại buổi toạ đàm “Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị”, đã thu được nhiều ý kiến, sáng kiến tuyên truyền, vận động nhằm thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn quận, góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Tương tự, ông Lê Văn Hưu – Cựu Chiến binh phường Thanh Nhàn, cũng đề cập đến văn hóa của mỗi người đối với việc thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng tại vỉa hè, lòng đường, vườn hoa, công viên. Đặc biệt, ý kiến của ông Hưu cũng đã đưa ra những dẫn chứng sinh động của người trực tiếp làm công tác tại địa bàn dân cư, tổ dân phố, cách làm hay thông qua chương trình tọa đàm tại địa bàn phường và 5 giải pháp cần khắc phục tại địa bàn phường Thanh Nhàn.

Với nhóm ý kiến về văn hoá giao thông, một cựu chiến binh phường Đồng Tâm đã đưa ra một số biện pháp giáo dục cho thế hệ trẻ về đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị, bảo vệ môi trường. Việc giáo dục cho thế hệ trẻ có ý thức tốt trong đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị và bảo vệ môi trường là trách nhiệm không của riêng ai mà rất cần sự chung tay của toàn xã hội.

Các tổ đội cần tập trung vào đoạn đường, khu phố Cựu Chiến binh tự quản để nâng cao văn hóa giao thông trong nhân dân. Đồng thời phối hợp với các nhà trường trên địa bàn để giáo dục nâng cao văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên.

Nhìn chung, các ý kiến đều rất tâm huyết, góp phần nói lên quan điểm của các cụ, các bác, các đồng chí, những người trực tiếp tham gia các hoạt động phong trào tại cơ sở trong việc mong muốn giữ gìn nét đẹp văn hóa của người Hà Nội, đưa những nét đẹp đó vào cuộc sống hiện đại, phát huy trong việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị ngày nay.

“Các giải pháp được đưa ra trong Tọa đàm ngày hôm nay, chúng tôi sẽ tổng hợp để tiếp tục định hướng các nội dung, tuyên truyền, vận động có hiệu quả tới toàn thể người dân, hộ gia đình trên địa bàn quận trong thời gian tới” – Phó Trưởng Phòng Văn hoá và Thông tin quận Hai Bà Trưng Nguyễn Như Cẩn cho hay.

Phương Bùi

Nguồn :

Xây Dựng Đô Thị Văn Minh

STO – Ông Lâm Kim Yến, ngụ Khóm 9, Phường 3 (TP. Sóc Trăng) bộc bạch: “Lúc trước hẻm tôi ở nước đọng, ngập mỗi khi trời mưa xuống, gây khó khăn cho sinh hoạt của bà con. Thời gian qua, bộ mặt địa phương có nhiều thay đổi, đường phố sạch sẽ, vệ sinh; các con đường, con hẻm được nâng cấp, hạn chế tình trạng ngập úng; chợ trên địa bàn mua bán có trật tự hơn, tình hình an ninh trật tự được đảm bảo nên bà con ai cũng phấn khởi, tích cực tham gia các phong trào do phường phát động, tích cực đăng ký gia đình văn hóa, cùng địa phương góp phần xây dựng phường đạt chuẩn văn minh đô thị và điều đó đã làm cho bộ mặt địa phương có nhiều thay đổi”. Đây cũng chính là suy nghĩ chung của người dân trên địa bàn từ khi Phường 3 triển khai xây dựng và được công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”.

Năm 2018, Phường 3 được công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị” và đến năm 2019 phường tiếp tục giữ vững danh hiệu này. Cũng từ đó đến nay, phường luôn phấn đấu giữ vững danh hiệu với các hoạt động được triển khai. Theo đó, phường phối hợp tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với việc thực hiện “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”. Qua đó, hàng năm toàn phường số hộ đạt gia đình văn hóa 3 năm liên tục đạt trên 80%; số khóm đạt khóm văn hóa 6 năm liên tục đạt 80% trở lên; 80% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường đều đạt chuẩn văn hóa liên tục từ 5 năm trở lên; đa số hộ dân trên địa bàn thực hiện tốt việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Thường xuyên duy trì phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.

Đồng thời, công tác quản lý, kiểm tra trật tự đô thị được quan tâm thực hiện. Phường đã ra quân quyết liệt theo kế hoạch của thành phố trong việc lập lại trật tự lòng đường hè phố, nhất là các tuyến đường văn minh đô thị, làm cho các tuyến đường này thông thoáng. Vệ sinh môi trường, thu gom rác thải theo quy định.

Song song đó, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và ban nhân dân các khóm tích cực triển khai sâu rộng trong nhân dân chỉ thị, nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; tạo điều kiện cho nhân dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng và chính quyền, cùng chính quyền giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân ngay tại cộng đồng dân cư. Quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và vận động nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng. Xây dựng quan hệ cộng đồng thân thiện, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, hợp tác phát triển kinh tế.

Chủ tịch UBND Phường 3 Ông Thành Được cho biết: “Thời gian tới, phường tiếp tục triển khai, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với thực hiện các tiêu chí xây dựng “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị” đi vào chiều sâu; nâng chất, đảm bảo môi trường văn hóa lành mạnh. Tăng cường công tác phối hợp và thống nhất hành động giữa Mặt trận và các tổ chức thành viên với chính quyền và các ban ngành, đoàn thể, vận động các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng. Thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội – quốc phòng địa phương, làm cho đời sống vật chất của nhân dân được nâng cao; đồng thời giữ vững danh hiệu “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”.

Bạn đang xem bài viết Xây Dựng Nếp Sống Văn Minh Đô Thị: Cần Thay Đổi Từ Tư Duy Đến Hành Động trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!