Cập nhật thông tin chi tiết về Xây Dựng Và Bảo Vệ Chủ Quyền Lãnh Thổ, Biên Giới Quốc Gia mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I – MỤC ĐÍCH, YÊU CẦUTrang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; những nội dung chủ yếu về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước ta trong tình hình hiện nay.
Hiểu đúng đủ nội dung của bài Nâng cao lòng tự hào yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân trong việc góp phần xây dựng, bảo vệ và giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Lãnh thổ Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất, bất khả xâm phạm, với diện tích đất liền là 331.689 km 2, với 4.550 km đường biên giới, là nơi sinh sống của trên 84 triệu dân thuộc 54 dân tộc anh em đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức. Các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị – xã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước ta.
Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung đặc biệt quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá và an ninh xã hội; duy trì trật tự kỷ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ”.
2.1: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA.
2.1.1: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia:
là thực thể pháp lí bao gồm ba yếu tố cấu thành: lãnh thổ, dân cư và quyền lực công cộng. Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế. Chủ quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia. Theo luật pháp quốc tế hiện đại, tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền.
Quốc gia có khi được dùng để chỉ một nước hay đất nước. Hai khái niệm đó có thể được dùng thay thế cho nhau.
Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm : vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia (nội thuỷ và lãnh hải), vùng trời quốc gia, ngoài ra còn gồm lãnh thổ quốc gia đặc biệt.
Vùng đất quốc gia (kể cả các đảo và quần đảo) là phần mặt đất và lòng đất của đất liền (lục địa), của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia ; bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên lãnh thổ quốc gia, làm cơ sở để xác định vùng trời quốc gia, nội thuỷ, lãnh hải. Vùng đất quốc gia có thể gồm những lục địa ở những điểm khác nhau (tách rời nhau), nhưng các vùng đất đó đều thuộc lãnh thổ thống nhất của quốc gia ; hoặc cũng có thể chỉ bao gồm các đảo, quần đảo ở ngoài biển hợp thành quốc gia quần đảo. Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương, có vùng đất quốc gia vừa là đất liền, vừa là đảo, vừa là quần đảo, bao gồm từ đỉnh Lũng Cú, Hà Giang đến mũi Cà Mau ; các đảo như Phú Quốc, Cái Lân… và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Việt Nam có ba mặt trông ra biển: Đông, Nam và Tây Nam, với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái đến Hà Tiên. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long; các đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ; xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phía Tây Nam và Nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
Nội thuỷ là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố 1. Vùng nước thuộc nội thuỷ có chế độ pháp lí như lãnh thổ trên đất liền. Nội thuỷ của Việt Nam bao gồm: Các vùng nước phía trong đường cơ sở; vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng.
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở, có chế độ pháp lí như lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven biển. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo. Nước ta có thềm lục địa rộng lớn, là vùng đất và lòng đất đáy biển kéo dài tự nhiên từ lãnh thổ đất liền ra đến bờ ngoài của rìa lục địa, giới hạn 200 hải lí tính từ đường cơ sở lãnh hải. Việt Nam có chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với thềm lục địa; chủ quyền của nước ta đối với thềm lục địa là đương nhiên, không phụ thuộc vào việc có tuyên bố hay không.
Lãnh thổ quốc gia đặc biệt là loại lãnh thổ đặc thù của một quốc gia tồn tại hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia khác hoặc trên vùng biển, vùng trời quốc tế. Ví dụ như trụ sở làm việc và nơi ở của cơ quan đại diện ngoại giao.
Vùng trời quốc gia là khoảng không gian phía trên lãnh thổ quốc gia; là bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia đó. Việc làm chủ vùng trời quốc gia trên vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt được thực hiện theo quy định chung của công ước quốc tế.
Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.
Tất cả các nước, không tính đến quy mô lãnh thổ, dân số, chế độ xã hội, đều có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia là đặc trưng chính trị và pháp lí thiết yếu của một quốc gia độc lập, được thể hiện trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; không một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia khác.
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình. Mỗi nước có toàn quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của mình, không được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia dừng lại ở biên giới quốc gia; mọi tư tưởng và hành động thể hiện chủ quyền quốc gia vượt quá biên giới quốc gia của mình đều là hành động xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác và trái với công ước quốc tế. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm; tôn trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế.
2.1.2: Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thực hiện tổng thể các giải pháp, biện pháp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh nhằm thiết lập và bảo đảm quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ, bao gồm vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của quốc gia. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là sử dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp chống lại sự xâm phạm, phá hoại dưới mọi hình thức để giữ gìn toàn vẹn chủ quyền nhà nước đối với lãnh thổ quốc gia. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam là yêu cầu tất yếu, là nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nội dung của việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam gồm :
– Xây dựng, phát triển mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh của đất nước.
– Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Việt Nam trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong phạm vi lãnh thổ của mình.
– Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bao gồm vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của Việt Nam; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại, vi phạm chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam.
– Bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của đất nước, thống nhất về quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đấu tranh làm thất bại mọi hành động chia cắt lãnh thổ Việt Nam; mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch cả bên trong lẫn bên ngoài hòng phá hoại quyền lực tối cao của Việt Nam.
Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia gắn bó chặt chẽ và đặt trong tổng thể chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Làm tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là trực tiếp góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2.2: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
Luật biên giới quốc gia của Việt Nam năm 2004 xác định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Biên giới quốc gia của Việt Nam được xác định bằng hệ thống các mốc quốc giới trên thực địa, được đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ và thể hiện bằng mặt phẳng thẳng đứng theo lãnh thổ Việt Nam. Biên giới quốc gia Việt Nam bao gồm biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không, trong lòng đất.
Biên giới quốc gia trên biển là phân định lãnh thổ trên biển giữa các quốc gia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau; là ranh giới phía ngoài của lãnh hải. Biên giới quốc gia trên biển của quốc gia quần đảo là đường BGQG phân định lãnh thổ quốc gia với biển cả. Đối với các đảo của một quốc gia nằm ngoài phạm vi lãnh hải của quốc gia, biên giới quốc gia trên biển là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải bao quanh đảo.
Biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam, được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
Biên giới quốc gia trên không là biên giới phân định vùng trời giữa các quốc gia liền kề hoặc các vùng trời quốc tế, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên trên vùng trời. Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển, việc xác lập biên giới quốc gia trên không có ý nghĩa ngày càng quan trọng trong việc thực hiện chủ quyền đối với vùng trời quốc gia. Đến nay chưa có quốc gia nào quy định độ cao cụ thể của biên giới quốc gia trên không.
Biên giới quốc gia trong lòng đất là phân định lãnh thổ quốc gia trong lòng đất phía dưới vùng đất quốc gia, nội thuỷ và lãnh hải, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Độ sâu cụ thể của biên giới trong lòng đất được xác định bằng độ sâu mà kĩ thuật khoan có thể thực hiện. Đến nay, chưa có quốc gia nào quy định độ sâu cụ thể của biên giới trong lòng đất.
Khu vực biên giớilà vùng lãnh thổ tiếp giáp biên giới quốc gia có quy chế, quy định đặc biệt do Chính phủ ban hành nhằm bảo vệ an toàn biên giới. Khu vực biên giới Việt Nam bao gồm: khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia Việt Nam trên đất liền; khu vực biên giới quốc gia Việt Nam trên biển được tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo; khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới Việt Nam trở vào.
2.2.2: Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia
Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là thực hiện tổng thể các biện pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường, lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Do vị trí địa lí và chính trị, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, việc xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia luôn là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển đất nước. Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là một nội dung của xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, là một biện pháp hiệu quả chống lại sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Trong hoà bình, bảo vệ biên giới quốc gia là tổng thể các biện pháp mà hệ thống chính trị, xã hội, các lực lượng vũ trang khu vực biên giới áp dụng nhằm tuần tra, giữ gìn nguyên vẹn, chống lại sự xâm phạm biên giới quốc gia. Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách và làm nòng cốt trong bảo vệ biên giới quốc gia. Khi có xung đột hoặc chiến tranh, các biện pháp bảo vệ biên giới quốc gia được thể hiện rõ qua các trạng thái sẵn sàng chiến đấu: thường xuyên, tăng cường và cao.
Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2004 xác định: “Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí. Nhà nước và nhân dân thực hiện kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại”. Xây dựng, bảo vệ bao gồm các nội dung sau:
– Ưu tiên đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; có chính sách ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khu vực biên giới định cư ổn định, phát triển và sinh sống lâu dài ở khu vực biên giới; điều chỉnh dân cư theo yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và củng cố quốc phòng – an ninh khu vực biên giới.
– Tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại các cấp trên khu vực biên giới; phát triển kinh tế đối ngoại, tăng cường hợp tác nhiều mặt nhằm xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng.
– Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Sử dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp của Nhà nước chống lại sự xâm phạm, phá hoại dưới mọi hình thức để giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia.
– Bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường. Sử dụng tổng hợp các biện pháp đấu tranh ngăn chặn mọi hành động xâm phạm tài nguyên, đặc biệt là xâm phạm tài nguyên trong lòng đất, trên biển, trên không, thềm lục địa của Việt Nam. Ngăn chặn, đấu tranh với mọi hành động phá hoại, huỷ hoại, gây ô nhiễm môi sinh, môi trường khu vực biên giới, bảo đảm cho người Việt Nam, nhân dân khu vực biên giới có môi trường sinh sống bền vững, ổn định và phát triển lâu dài.
– Bảo vệ lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới. Thực thi quyền lực chính trị tối cao (quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp) của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên khu vực biên giới ; chống lại mọi hành động xâm phạm về lợi ích kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước trên khu vực biên giới. Bảo đảm mọi lợi ích của người Việt Nam phải được thực hiện ở khu vực biên giới theo luật pháp Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế và các hiệp định mà Việt Nam kí kết với các nước hữu quan.
– Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Đập tan mọi âm mưu và hành động gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới quốc gia. Đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành động chia rẽ đoàn kết dân tộc, phá hoại sự ổn định, phát triển khu vực biên giới.
– Phối hợp với các nước, đấu tranh ngăn chặn mọi hành động phá hoại tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước láng giềng. Trấn áp mọi hành động khủng bố, tội phạm xuyên biên giới quốc gia.
2.3: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA
– Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển trong quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sự kế thừa và phát triển mới Tổ quốc, đất nước, dân tộc và con người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước trong điều kiện mới.
Lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam là một bộ phận hợp thành quan trọng, không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Lãnh thổ và biên giới quốc gia là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự ổn định, bền chắc của đất nước Việt Nam. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam, bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong phạm vi lãnh thổ, gồm cả vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung đặc biệt quan trọng của xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa không thể thành công nếu chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia không được xây dựng và bảo vệ tốt, bị xâm phạm.
– Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam.
Lãnh thổ quốc gia Việt Nam là nơi sinh ra và lưu giữ, phát triển con người và những giá trị của dân tộc Việt Nam. Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Việt Nam đã phải đổ biết bao mồ hôi, xương máu mới xây dựng nên, mới giữ gìn, bảo vệ được lãnh thổ quốc gia toàn vẹn, thống nhất và tươi đẹp như ngày hôm nay. Nhờ đó mà con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam có thể tồn tại, sinh sống, vươn lên và phát triển một cách độc lập, bình đẳng với các quốc gia, dân tộc khác trong cộng đồng quốc tế; những giá trị, truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam được khẳng định, lưu truyền và phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu.
Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là kết quả đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử. Từ thủa Hùng Vương dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh, đứng trước những kẻ thù to lớn và hung bạo, dân tộc Việt Nam luôn có ý thức và quyết tâm bảo vệ. Dù phải trải qua hàng chục cuộc chiến tranh lớn nhỏ, phải chịu dưới ách đô hộ của các thế lực phong kiến, thực dân, đế quốc, người Việt Nam luôn phất cao hào khí anh hùng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong dựng nước và giữ nước, xây dựng và giữ gìn biên cương lãnh thổ quốc gia, xây dựng và BVTQ. Tư tưởng “Sông núi nước Nam vua Nam ở”, của ông cha ta được tiếp nối, khẳng định và nâng lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam. Nhà nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ gìn và bảo vệ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm đó. Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước”.
Trong giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biên giới, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán thực hiện quan điểm giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.
Về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quan điểm nhất quán của Việt Nam là: Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lí về vấn đề này. Tuy nhiên, vì lợi ích an ninh chung của các bên hữu quan, Việt Nam sẵn sàng đàm phán hoà bình để giải quyết, trước mắt là đạt tới sự thoả thuận về “Bộ quy tắc ứng xử” trong khi tiếp tục tìm kiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề Biển Đông.
-.Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thống nhất quản lí việc xây dựng, quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; có chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới …
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.
2.2.2: Trách nhiệm công dân trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam.
Trách nhiệm của công dân Việt Nam đối với xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam được Nhà nước ban hành cụ thể trong Hiến pháp và luật. Điều 44, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi) quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định”. Điều 1, Luật nghĩa vụ quân sự chỉ rõ: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”. Điều 10, Luật biên giới quốc gia cũng xác định: “Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí”.
Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, mọi công dân Việt Nam phải :
– Mọi công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nơi cư trú đều có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi) nêu rõ: “Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật”. Đồng thời phải luôn nâng cao ý thức quốc phòng, an ninh, xây dựng ý thức, thái độ và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc; có những hành động thiết thực góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
– Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, trước hết thực hiện nghiêm và đầy đủ Luật Quốc phòng, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. “Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện về quân sự; tham gia dân quân tự vệ, phòng thủ dân sự ; chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng”.
2.2.3:Trách nhiệm của sinh viên trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
– Sinh viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; từ đó xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự chủ, tự lập, tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
– Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Thực hiện tốt những quy định về chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh đối với sinh viên trong Học viện; hoàn thành tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian học tập tại Học viện.
– Sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi Nhà nước và người có thẩm quyền huy động, động viên. Sau khi tốt nghiệp, sẵn sàng tự nguyện, tự giác tham gia quân đội nhân dân, công an nhân dân khi Nhà nước yêu cầu. Tích cực, tự giác, tình nguyện tham gia xây dựng và phục vụ lâu dài tại các khu kinh tế – quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực biên giới, hải đảo vững mạnh, phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, thực hiện nghiêm chỉnh Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Biên giới quốc gia là gì? Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là như thế nào ?
3. Trình bày quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia ? Liên hệ trách nhiệm của công dân ?
Nguyễn Tuấn Anh @ 06:36 21/08/2015 Số lượt xem: 7173
Bài 3. Bảo Vệ Chủ Quyền Lãnh Thổ Và Biên Giới Quốc Gia
Phần thứ nhất
Qu¶n lý, b¶o vÖ chñ quyÒn biÓn, ®¶oKhái niệm, đặc điểm quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảoa) Khái niệm quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
QUảN Lý, BảO Vệ CHủ QUYềN BIểN, DảO Và BIeN GiớI QUốC GIA VIệT NAM TRONG THờI Kỳ MớI
Bin, o nc ta v thc trng trn cc vng bin, o nc ta hin nay.
ĐỊA ĐIỂM TRUNG QuỐC ĐẶT DÀN KHOAN TRÁI PHÉP NGÀY 1/5/2014TÀU TQ PHUN NƯỚC.mp4 TÀU TQ ĐÂM VA TÀU VN.mp4Tong-hop-dien-bien.mp4 tau-lon-trung-quoc-ruot-duoi-dam-chim-tau-ca-viet-nam-.mp4 b) Bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và văn hoá trên biển, đảo và vùng ven biển
An ninh, trật tự an toàn xã hội là nhu cầu và điều kiện cần thiết để con người tồn tại và hoạt động ở mọi môi trường địa lý. Bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên biển là sự thể hiện năng lực làm chủ vùng biển quốc gia của nước ven biển trước cộng đồng thế giới và khu vực.
Nội dung chủ yếu của bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, trật tự an toàn xã hội và văn hóa trên biển và vùng ven biển của nước ta là: – Bảo vệ an ninh quốc gia trên mọi lĩnh vực: Chính trị, tư tưởng, văn hoá, khoa học công nghệ, quốc phòng – an ninh… – Ngăn chặn kịp thời người và phương tiện xâm nhập đất liền để tiến hành các hoạt động phá hoại, gây rối, làm gián điệp, truyền bá văn hoá đồi truỵ và thực hiện các hành vi tội phạm khác – Bảo vệ lao động sản xuất, tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân trên biển và ven biển – Bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên biển và ven biển – Bảo vệ môi trường, xử lý các vụ ô nhiễm môi trường trên biển và ven biển – Phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai – Thực hiện tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn – Phòng ngừa, chế ngự, xử lý các xung đột do tranh chấp lợi ích giữa các tổ chức và cá nhân trong sử dụng và khai thác biển. 3. Mục tiêu, phương thức quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo a) Mục tiêu quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định: Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời…không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống. Mục tiêu quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta là: – Giữ vững độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia trên biển, đảo gắn liền với bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm lãnh thổ đất liền, vùng biển, lòng đất, vùng trời, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Mặc dù, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia của dân tộc đã được luật pháp quốc tế công nhận, song các nước đế quốc và các thế lực bành trướng vẫn luôn tìm mọi âm mưu và thủ đoạn để xâm phạm, can thiệp bằng nhiều hình thức khác nhau. Mục tiêu giữ vững độc lập, chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã phải trải qua gần nửa thế kỷ đấu tranh gian khổ, hy sinh nhiều xương máu mới giành được. Điều đó cũng cho thấy, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước xã hội chủ nghĩa mới đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, l quyết tâm đẩy mạnh công cuộc đổi mới để xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đối với Việt Nam, Tổ quốc là Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tổ quốc phải gắn với Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa, với sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo. Bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia dân tộc là mục tiêu bất di bất dịch của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định lâu dài là lợi ích cao nhất. Do đó, hơn ai hết, dân tộc Việt Nam thiết tha yêu chuộc hoà bình, độc lập, tự do, mong muốn giữ vững môi trường hòa bình, ổn định lâu dài, bền vững để xây dựng và phát triển đất nước. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế Độc lập, tự chủ chính là tự mình quyết định các vấn đề về đường lối, chính sách, các mục tiêu và các quyết sách về đối nội và đối ngoại. Đó chính là thực hiện quyền tự quyết trong quan hệ quốc tế, không chịu sự áp đặt về ý đồ và quyền lợi từ bất cứ phía nào. PHAT BI?U CUA TT.mp4
Đa phương hoá là nói đến nhiều đối tác trong quan hệ, dây là chính sách ngoại giao mềm dẻo, cho phép nước ta “thêm bạn, bớt thù”, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước; kiên quyết đấu tranh với những hoạt động xâm phạm chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc, chống âm mưu “diễn biến hoà bình” và các hoạt động lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta
Chúng ta đã ký Thoả thuận khai thác chung vùng biển chồng lấn với Malaysia; ký Hiệp định phân định vùng biển chồng lấn với Thái Lan và thực hiện tuần tra chung trên vùng biển chồng lấn; ký Hiệp định về biên giới trên bộ và phân định vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; ký Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với Inđônêxia; ký Hiệp định về biên giới trên bộ với Campuchia… Vì vậy, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định lâu dài trở thành lợi ích cao nhất hiện nay. b) Phương thức quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định:
Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân… lấy khu vực phòng thủ ven biển làm chỗ dựa, lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam làm nòng cốt; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng…quản lý, bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên các vùng biển; duy trì, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội trên biển và vùng ven biển; sẵn sàng ngăn chặn, đẩy lùi, đánh thắng các hành động xâm lấn của kẻ thù để bảo vệ biển, đảo. Để thực hiện phương thức trên, cần giải quyết tốt những vấn đề chủ yếu sau: – Khi xử lý các vấn đề, các tình huống xảy ra trên biển, đảo cần hết sức khẩn trương, thận trọng. Bối cảnh hiện nay và trong những năm tới, tình hình trên Biển Đông vẫn là điểm nóng thu hút dư luận của cộng đồng quốc tế và còn diễn biến hết sức phức tạp. Cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không mơ hồ, chủ quan khi phân tích, đánh giá tình hình trên biển, dự báo đúng âm mưu, ý đồ, khả năng, thủ đoạn của các đối tượng để có biện pháp đối phó kịp thời, phù hợp.TQ DI D?I DAN KHOAN.mp4CẢNH GIÁC KHÔNG MẮC MƯU Trong mọi trường hợp đều phải tính đến những tác động có thể có đối với mục tiêu hoà bình, ổn định để xử lý, nhằm triệt tiêu những nhân tố đối phương có thể lợi dụng để gây mất ổn định, dẫn tới xung đột vũ trang trên biển, đẩy đất nước vào tình thế khó khăn. Đồng thời kiên quyết đấu tranh đẩy lùi những nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, có phương án xử lý với các tình huống phức tạp có thể xảy ra như: biến động chính trị trong nước; bạo loạn lật đổ, ly khai ở một vùng hoặc nhiều vùng, gây nguy cơ chia rẽ đất nước; xung đột vũ trang và chiến tranh trên biển do tranh chấp chủ quyền, tài nguyên với các nước quanh Biển Đông, sự can thiệp, thoả thuận dàn xếp, đứng đằng sau của các nước lớn. – Tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân trên hướng biển, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lấy xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững mạnh; kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh ở các tỉnh, thành phố ven biển, hải đảo làm trọng tâm để làm chỗ dựa cho các lực lượng làm kinh tế biển và quản lý, bảo vệ biển, đảo.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng dân sự và quân sự trên hướng biển, trong đó lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam là nòng cốt; vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh, đặc biệt là kết hợp giữa đấu tranh chính trị trên mặt trận đối ngoại với đấu tranh quân sự là cơ sở tạo nên sức mạnh quyết định, đồng thời phải lấy yếu tố nội lực, dựa vào sức mình là chính để ngăn chặn, đẩy lùi xung đột vũ trang, giành thắng lợi trong mọi tình huống để bảo vệ vững chắc biển, đảo của Tổ quốc. 4. Giải pháp quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảoa) Tăng cường tiềm lực quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế – xã hội, tư tưởng – văn hóa, khoa học và giáo dục
– Tăng cường tiềm lực quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo phải hoàn thiện hệ thống các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách về biển, đảo. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: Phát triển kinh tế ven biển và hải đảo theo định hướng Chiến lược biển đến năm 2020. Khuyến khích cán bộ, viên chức nhà nước làm việc trên các đảo xa, khuyến khích di dân từ đất liền ra đảo để phát triển kinh tế – xã hội và tăng cường quốc phòng – an ninh trên các đảo. Xây dựng hợp lý hệ thống cảng biển, các khu công nghiệp, đóng và sửa chữa tàu, khai thác, chế biến dầu khí, du lịch biển; phát triển kinh tế đảo, khai thác hải sản xa bờ gắn với tìm kiểm cứu hộ, cứu nạn và giữ vững chủ quyền vùng biển quốc gia – Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho nhân dân về chủ quyền biển, đảo. Khi nhân dân (ngư dân) được giác ngộ, nhất là thế hệ trẻ thấu suốt mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biển đảo; ý thức về biển đảo của cả dân tộc được thức tỉnh sẽ tạo thành sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc. – Bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng tiềm lực khoa học – công nghệ biển; phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng thời đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong tình hình mới.
b) Tăng cường tiềm lực quốc phòng – an ninh trên biển, đảo – Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên biển, vùng ven biển. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, vì vậy, để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên biển, cần tăng cường khả năng bảo đảm thi hành pháp luật trên biển, vùng ven biển, bao gồm các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thi hành pháp luật, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, bảo đảm cho pháp luật về biển của Nhà nước được thi hành chính xác và nghiêm minh. Đầu tư các phương tiện, trang thiết bị hiện đại để lực lượng cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, lực lượng kiểm ngư, lực lượng an ninh và cảnh sát nhân dân, dân quân tự vệ biển… thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên biển, đảo và vùng ven biển.
– Xây dựng thế trận kết hợp kinh tế với quốc phòng – an ninh trên biển. Thế trận kết hợp kinh tế với quốc phòng – an ninh trên biển là sự bố trí các lượng lượng, nhằm tạo được sự thuận lợi cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau giữa kinh tế với quốc phòng – an ninh trên biển, bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững của kinh tế biển, đồng thời tăng cường được sức mạnh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia trên biển và vùng ven biển; các cơ sở công nghiệp quốc phòng tận dụng năng lực, tham gia sản xuất hàng dân dụng hoặc các mặt hàng vừa phục vụ kinh tế, vừa phục vụ quốc phòng – an ninh.
Các vùng kinh tế ở ven biển trọng điểm là căn cứ, hậu phương trực tiếp của các vùng biển trọng điểm, bảo đảm khi cần thiết có thể huy động nguồn lực tại chỗ, đáp ứng yêu cầu xử lý các tình huống trong thời bình và khi xảy ra chiến tranh. Cần có chính sách khuyến khích ngư dân khai thác hải sản ở vùng biển trọng điểm để khẳng định chủ quyền và hỗ trợ lực lượng vũ trang hoạt động. Hệ thống đảo và quần đảo có tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh tế biển, cần được xây dựng thành những căn cứ vững chắc để tiến ra khai thác và hoạt động ở biển xa, đồng thời là tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền.
Xây dựng các huyện đảo mạnh về kinh tế, v?ng về chính trị và quốc phòng – an ninh. Củng cố hệ thống công trinh phòng thủ và xây dựng một số cơ sở dịch vụ khai thác biển trên các đảo xa bờ để tang thêm thành phần dân sự, thành phần kinh tế và tính pháp lý của chủ quyền quốc gia đối với các đảo này.
– Xây dựng Quân đội nhân dân đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tinh hinh mới.
Dẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; tang cường cơ sở vật chất – kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại, trước hết là cho lực lượng hải quân, không quân, lực lượng an ninh, tinh báo, cảnh sát cơ động.Dối với Quân đội ta, tang cường sức mạnh chiến đấu trên biển, trước hết là tang cường sức mạnh chiến đấu của hải quân, không quân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển và nh?ng đơn vị binh chủng hợp thành thuộc các quân khu, quân đoàn ở vùng ven biển, hải đảo và quần đảo. Việt namTăng cường sức mạnh Quân sự trong tình hình mới.Hải QuânBộ binhKHÔNG QUÂNXe đài chiếu bắn (điều khiển) 30N6EVXe bệ giá phóng
c) Dẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế, tạo lập môi trường thuận lợi để phát triển
Trước nh?ng diễn biến phức tạp trên Biển Dông thời gian vừa qua, hoạt động đối ngoại có vai trò hết sức quan trọng, góp phần to lớn bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, gi? v?ng hoà bỡnh và ổn định trên biển.
Hoạt động đối ngoại phục vụ mục tiêu bảo vệ chủ quyền biển đảo phải ngan chặn, làm thất bại ý đồ, hành động của nước ngoài nhằm biến vùng không tranh chấp thành “nh?ng khu vực tranh chấp” trên vùng biển và thềm lục địa của nước ta.Hợp tác quốc tế và khu vực về nghiên cứu biển giúp, tang thêm lòng tin gi?a các bên h?u quan, làm cho thế giới ngày càng hiểu rõ hơn về lịch sử, đất nước và con người Việt Nam, về đường lối đối ngoại và cơ sở pháp lý, lịch sử của Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển, đảo.d) Tang cường hoạt động pháp lý trên trường quốc tế, tạo cơ sở bảo vệ chủ quyền biển, đảo bền v?ng
Hoạt động pháp lý là một lĩnh vực quan trọng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay. Hoạt động pháp lý về biển nhằm thiết lập các điều khoản cần tuân theo gi?a hai hoặc nhiều nước dưới các hinh thức: Luật, hiệp định, công ước, tuyên bố, thoả thuận…
Biên giới quốc gia của Việt Nam là đường thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần gi? v?ng ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, tang cường quốc phòng – an ninh của đất nước.
Trong lịch sử cũng như hiện nay, biên giới luôn là cửa ngõ của Tổ Quốc, là tuyến đầu phát hiện, ngan chặn, che chở, bảo vệ chống lại mọi sự xâm nhập, phá hoại, xâm lược của kẻ thù từ bên ngoài; bảo vệ, gi? v?ng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, gi? yên bờ cõi để xây dựng, phát triển đất nước.
Biên giới quốc gia còn là “cửa ngõ” trong quan hệ giao lưu quốc tế, địa bàn trực tiếp thực hiện chủ trương, chính sách đối ngoại của Dảng, Nhà nước ta là mở cửa, hội nhập, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế.
Quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia là quá trinh tổ chức, điều chỉnh bằng pháp luật của Nhà nước đối với các lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới, mà trực tiếp là lực lượng chuyên trách, nòng cốt nhằm gi? gin, bảo vệ và chống lại mọi sự xâm phạm chủ quyền và an ninh biên giới.b) Dặc điểm quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia
Dây là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là trong bối cảnh giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, các thế lực thù địch tang cường xâm nhập qua biên giới để hoạt động tinh báo, gián điệp, thực hiện “diễn biến hoà binh”, bạo loạn lật đổ phá hoại trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, van hoá – xã hội, ngoại giao, quốc phòng – an ninh. Vỡ vậy, quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia gắn liền với bảo vệ dảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.Quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia là cuộc đấu tranh toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Trong đó, bao gồm, quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất; quản lý, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới; quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường, lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới và vùng biển quốc gia; quản lý, bảo vệ công trinh quốc phòng và các công trinh bảo vệ biên giới; quản lý, bảo vệ việc chấp hành pháp luật, quy chế biên giới và các điều ước quốc tế về biên giới mà Việt Nam đã ký hoặc tham gia; quản lý xuất nhập biên, xuất nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu biên giới và các cửa khẩu cảng biển. Quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dảng, toàn dân, toàn quân, dựa trên nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò tham mưu của lực lượng chuyên trách nòng cốt. Quan tâm xây dựng Bộ đội Biên phòng, lực lượng chuyên trách, nòng cốt trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia v?ng mạnh là điều kiện không thể thiếu được trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.2. Quan điểm của Dảng ta về quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia
Bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia là nhiệm vụ to lớn, nặng nề và lâu dài nhằm góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, bao gồm bảo vệ biên giới trên bộ, trên biển, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống xâm nhập trái phép và chống buôn lậu qua biên giới, bảo vệ tài nguyên của đất nước; xây dựng biên giới hoà binh h?u nghị, hợp tác, phát triển với các nước láng giềng.b) Quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia là nhiệm vụ của toàn dảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành
Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 08 tháng 8 nam 1995 về xây dựng Bộ đội Biên phòng trong tinh hinh mới xác định, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của Dảng, quản lý của Nhà nước đối với biên giới quốc gia. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ huy, quản lý toàn diện Bộ đội Biên phòng. Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng về mặt công tác an ninh. Bộ ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn nghiệp vụ đối ngoại và pháp luật về biên giới. Như vậy, Bộ đội Biên phòng không chỉ thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, mà còn thực hiện nhiệm vụ an ninh và đối ngoại để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biên giới quốc gia.c) Dựa vào nhân dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở biên giới, đồng thời coi trọng xây dựng Bộ đội Biên phòng làm lực lượng chuyên trách, nòng cốt quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia
Nắm v?ng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của quần chúng và truyền thống kinh nghiệm đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và gi? nước của ông, cha ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Chúng ta phải dựa vào dân, nhất là Công an biên phòng, ở nh?ng nơi đồng bào thiểu số, phải chú ý đến phong tục tập quán của đồng bào, luôn giáo dục đồng bào, làm cho đồng bào tin yêu, phục đồng bào thi đồng bào sẽ hết sức giúp đỡ, có khi hy sinh cả cho ta; phải giúp đỡ dân, ngày thường tim mọi cách giáo dục họ, giúp đỡ, tổ chức họ. Muốn làm như thế, phải nắm vung chính sách đối với đồng bào thiểu số, điều đó rất cần thiết.
Bộ đội Biên phòng cần xác định được xây dựng v?ng mạnh theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng cao, số lượng phù hợp, tổ chức hợp lý, chức nang, nhiệm vụ rõ ràng trong quản lý bảo vệ biên cương nhằm xây dựng và phát triển đất nước.
3. Nguyên tắc quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia
a) Quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia phải đặt dưới sự lãnh đạo của Dảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước, sự phân cấp và phối hợp chặt chẽ gi?a Trung ương với địa phương Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia phải đặt dưới sự lãnh đạo của Dảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Chỉ có sự lãnh đạo của Dảng mới bảo đảm sự ổn định của biên giới lãnh thổ, ổn định chính trị – xã hội, phát triển biên giới hoà bỡnh, h?u nghị với các nước láng giềng, tang cường khả nang quốc phòng – an ninh bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới. Vi vậy, Nhà nước quản lý tập trung thống nhất bằng pháp luật trên tất cả các lĩnh vực đối với biên giới quốc gia, làm cho chính sách, pháp luật về biên giới được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất trong phạm vi cả nước
Thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, Nhà nước tổ chức ra bộ máy và các lực lượng quân đội, công an, hải quan…, đồng thời Nhà nước còn tổ chức ra lực lượng chuyên trách (Bộ đội Biên phòng) làm nòng cốt để quản lý, bảo vệ biên giới theo quy định của pháp luật. b) Dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước và vai trò tham mưu của lực lượng chuyên trách nòng cốt, kết hợp chặt chẽ gi?a xây dựng với quản lý, bảo vệ biên giới quốc giaDịa bàn biên giới là nơi cư trú hầu hết của đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều tập quán lạc hậu, nên dễ bị kẻ địch và các phần tử xấu lôi kéo, lợi dụng, mua chuộc, sử dụng vào các hoạt động chống phá ta, gây mất an ninh, ổn định trên khu vực biên giới.Cơ sở chính quyền của các xã, bản giáp biên giới còn nhiều hạn chế, yếu kém, Vi vậy, muốn quản lý, bảo vệ biên giới phải dựa vào nhân dân và vai trò tham mưu của lực lượng chuyên trách, nòng cốt, kết hợp chặt chẽ gi?a xây dựng với quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
c) Quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới gắn với bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích quốc gia, tài nguyên, môi trường
Các thế lực thù địch đang đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà binh”, bạo loạn lật đổ hòng xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xoá bỏ sự lãnh đạo của Dảng Cộng sản Việt Nam; lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo lôi kéo quần chúng chống lại chính quyền cách mạng, kích động đòi ly khai, tự trị, gây bạo loạn; tang cường hoạt động xâm phạm gây mất trật tự an toàn xã hội, tính mạng, tài sản của nhân dân.
Mặt khác, mặt trái của cơ chế thị trường, sức ép của tang trưởng kinh tế và toàn cầu hoá đang gây tác hại tàn phá môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên; sự xâm nhập của “biên giới mềm”, chính sách bá quyền của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang đe dọa độc lập chủ quyền nước ta. Vi vậy, công tác quản lý, bảo vệ biên giới, chủ quyền lãnh thổ phải gắn liền với bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội… Sự gắn kết các mối quan hệ đó tồn tại thống nhất, h?u cơ trong một nhà nước độc lập, có chủ quyền, do Dảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. d) Phát huy ưu thế chính trị, tinh thần, dựa vào sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kết hợp tác chiến với địch vận, tuyên truyền, giáo dục thuyết phục với xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật
Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Bảo vệ toàn vẹn biên giới quốc gia là nhiệm vụ của toàn dảng, toàn quân, toàn dân, dựa vào sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Vi vậy, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia phải coi trọng giáo dục, động viên tinh thần yêu nước, tạo nên sức mạnh đoàn kết quân dân ở khu vực biên giới trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm minh nh?ng hành vi vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.le-chao-co-o-Lung-Cu.mp44. Nội dung quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia
a) Quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Nhà nước tổ chức ra các lực lượng để quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, vùng trời và lòng đất, các đảo và các quần đảo.
Biên giới quốc gia trên đất liền được quy hoạch và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.
Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của hải đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước về Luật biển nam 1982 và các hiệp định, hiệp ước mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký với các quốc gia h?u quan.
Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.
Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. b) Quản lý, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giớiKhu vực biên giới bao gồm:
Khu vực biên giới trên đất liền; khu vực biên giới trên biển; khu vực biên giới trên không.Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp v
Đẩy Mạnh Công Tác Quản Lý, Bảo Vệ Chủ Quyền Lãnh Thổ, An Ninh Biên Giới Quốc Gia
Trong những năm qua, Quảng Ninh đã đẩy mạnh các hoạt động tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia trên vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh kiểm tra khu vực đặt điểm chốt kiểm soát xuất nhập cảnh trên tuyến biên giới huyện Bình Liêu. Ảnh: Nguyễn Chiến
Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp, thống nhất, phối hợp với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp công tác Biên phòng. Đồng thời, chỉ đạo tổ chức bảo vệ biên giới theo 3 văn kiện pháp lý về biên giới, cừa khẩu và các thỏa thuận song phương, kế hoạch bảo vệ biên giới hằng năm của BĐBP tỉnh; duy trì thực hiện tốt các hiệp định, hiệp nghị, quy chế biên giới; tăng cường tuần tra, kiểm soát và phối hợp tuần tra song phương nhằm giám sát chặt chẽ các công trình thi công trên biên giới; kịp thời phát hiện xử lý các vụ việc, các trường hợp vi phạm quy chế quản lý biên giới, cửa khẩu; đánh bắt thủy sản bằng các phương tiện, công cụ cấm và hoạt động buôn lậu trên biên giới, vùng biển…, quản lý, bảo vệ nguyên trạng hệ thống đường biên, cột mốc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới, vùng biển.
Các lực lượng chức năng của tỉnh cũng thường xuyên phối hợp với BĐBP quán triệt, triển khai nghiêm túc các phương án, kế hoạch sẵn sàng chiến đấu; tổ chức diễn tập, luyện tập thành thạo các phương án xử lý các tình huống sát tình hình thực tế; chủ động phối hợp, hiệp đồng xử lý kịp thời các tình huống, giữ vững an ninh chính trị khu vực biên giới, bảo vệ an toàn các ngày lễ, tết, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của Tỉnh; duy trì thực hiện tốt công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng. Thường xuyên phổi hợp nâng cao chất lượng công tác cửa khẩu trong tình hình mới, thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh; đảm bảo an ninh trật tự tại các cửa khẩu, cảng biển, lối mở… nhằm tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, mở cửa, hội nhập quốc tế.
Cùng với đó, các ngành, các địa phương cùng BĐBP triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, đặc biệt là Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo” (giai đoạn 2013-2016 và 2017-2021). Nhân dân đã tham gia trên 5.000 ngày công phát quang đường thông tầm nhìn đường biên giới; 9.500 hộ gia đình đăng ký cạm kết thực hiện “3 biết, 4 không” (3 biết: đường biên, cột mốc; biết các Hiệp định giữa hai Nhà nước và quy chế biên giới; biết chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giải quyết các vấn đề trên biên giới; 4 không là: Không vượt biên trái phép, không đập phá cột mốc hoặc làm thay đổi các dấu hiệu đường biên, mốc giới; không buôn lậu hoặc tiếp tay cho buôn lậu, không gây mất an ninh trật tự thôn, bản, không nghe lời kẻ xấu xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc, đoàn kết quân dân, đoàn kết hai bên biên giới; không chứa chẩp những người không được phép cư trú; không để người phía đối diện sang khai thác trộm lâm, thổ sản, chăn thả gia súc, xâm canh, xâm cư).
Quảng Ninh cũng quản lý, sử dụng có hiệu quả cán bộ Biên phòng tăng cường tham gia giữ các chức danh ở xã, phường biên giới, hải đảo; triển khai thực hiện tốt Đề án 174 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về việc cán bộ Bộ đội Biên phòng tham gia cấp ủy các huyện, thành phố biên giới, biển đảo; giới thiệu đảng viên đồn Biên phòng tham gia sinh hoạt tại chi bộ thôn, bản biên giới… Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định 5 đồng chí (3 đồng chí đồn trưởng, 2 chính trị viên) các đồn Biên phòng tham gia Ban chấp hành Đảng bộ huyện, thành phố biên giới nhiệm kỳ 2015 – 2020 (Huyện Bình Liêu, Hải Hà, Cô Tô, Vân Đồn và Thành phố Móng Cái); duy trì 24 đồng chí giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy xã; 23 đồng chí tham gia HĐND các cấp; phân công 13 đảng viên tham gia sinh hoạt 13 chi bộ thôn, bản giáp biên.
Những nỗ lực của Quảng Ninh nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo niềm tin, phấn khởi; mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa nhân dân với các đơn vị vũ trang nói chung, BĐBP nói riêng và các ban ngành, đoàn thể ngày càng được củng cố tăng cường; góp phần quan trọng trong củng cố xây dựng BĐBP ngày càng vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên biên giới, hải đảo; chủ quyền Ịãnh thổ biên giới, vùng biên được giữ vững, tài nguyên môi trường, lợi ích quôc gia được bảo vệ, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới đất nước, đường lối đổi ngoại, chính sách mở cửa, mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế, đồng thời củng cổ tốt mối quan hệ đoàn kết hữu nghị hai bên biên giới.
Hà Chi
Giải Pháp Toàn Diện Xây Dựng, Bảo Vệ Vững Chắc Chủ Quyền An Ninh Biên Giới Quốc Gia
Biên phòng – Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thế và của cả hệ thống chính trị, trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến rõ rệt.
Quần chúng nhân dân trên địa bàn biên giới luôn chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương, tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ an ninh, trật tự. Báo Biên phòng xin trân trọng giới thiệu bài tham luận của Phó Chủ tịch UBND huyện Bát Xát Sùng Thị Hồng Mai góp ý hoàn thiện Luật Biên phòng Việt Nam tại Hội thảo Luật Biên phòng Việt Nam được tổ chức ngày 23-9 tại TP Lào Cai.
Huyện Bát Xát là một huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lào Cai, phía Đông giáp thành phố Lào Cai, phía Bắc giáp huyện Kim Bình (Trung Quốc), phía Nam giáp huyện Sa Pa, phía Tây giáp huyện Phong Thổ (Lai Châu). Tổng diện tích đất tự nhiên là 105.662,38 ha, bao gồm 22 xã và 1 thị trấn với 191 thôn bản, 10 tổ dân phố, dân số toàn huyện 82.733 người, gồm 25 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó có 10 xã biên giới, chiều dài đường biên giới 84,621 km với 15 cột mốc giới, từ cột mốc giới số 85(2) đến cột mốc giới số 99(2). Có 2 cửa khẩu phụ nằm tại xã Bản Vược, xã Y Tý và 1 lối mở tại thôn Lũng Pô 1 xã A Mú Sung.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể và của cả hệ thống chính trị, trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến rõ rệt; quần chúng nhân dân trên địa bàn biên giới luôn chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương, tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ an ninh, trật tự.
Tuy nhiên, địa bàn huyện Bát Xát còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp: Các thế lực thù địch lợi dụng khu vực biên giới phức tạp để thực hiện mưu đồ chống phá. Cùng với đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế làm nảy sinh không ít yếu tố tiêu cực đó là sự gia tăng các loại tội phạm xuyên quốc gia, mua bán trái phép các chất ma tuý, hoạt động rửa tiền, mua bán người, trẻ em và buôn bán, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới…Vì vậy, cùng với đẩy mạnh lộ trình hoạch định về đường biên giới chung với quốc gia láng giềng phù họp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và luật pháp quốc tế, thời gian tới việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia cần tập trung vào mấy vấn đề sau đây:
Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia phải trên cơ sở nắm vững và vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các điều ước quốc tế về biên giới mà Nhà nước ta đã ký kết.
Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về biên giới bao giờ cũng xuất phát vì lợi ích quốc gia. Trước sau như một, Đảng ta luôn khẳng định, các vấn đề về chủ quyền, biên giới quốc gia phải được giải quyết bằng đàm phán, thương lượng trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Trong quá trình đàm phán về biên giới, hai bên không tiến hành những hoạt động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực; bàn bạc kịp thời và giải quyết thỏa đáng những vấn đề nảy sinh trên tinh thần xây dựng, góp phần ổn định khu vực và thế giới.
Trong điều kiện mở cửa, giao lưu, hợp tác quốc tế, Đảng và Nhà nước ta chủ trương khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các hoạt động thông thương qua biên giới theo tinh thần hợp tác, cùng phát triển, đúng pháp luật của Việt Nam. Đồng thời, cũng khẳng định lập trường kiên quyết đấu tranh không thỏa hiệp khi chủ quyền biên giới quốc gia bị xâm hại, nghiêm trị những hành động vi phạm pháp luật, vi phạm các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc thừa nhận. Quán triệt đầy đủ và sâu sắc những vấn đề trên là cơ sở định hướng về tư tưởng và hành động của chúng ta trong quản lý, bảo vệ biên giới.
Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, do Nhà nước điều chỉnh bằng quyền lực của mình đối với hoạt động của các lực lượng, các ngành, các cấp, dựa trên sức mạnh của quần chúng nhân dân. Quản lý, bảo vệ biên giới là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng trực tiếp tham gia quản lý, bảo vệ biên giới là BĐBP (lực lượng nòng cốt, chuyên trách), Công an, Hải quan, Quân đội, chính quyền và nhân dân ở khu vực biên giới. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, đòi hỏi các lực lượng phải quán triệt quan điểm, chủ trương trên vào từng nhiệm vụ cụ thể, nhưng phải rất linh hoạt, sáng tạo, kết hợp với nghệ thuật xử lý mềm dẻo, khôn khéo để đạt được mục đích. Bên cạnh đó, còn phải kịp thời phản ánh những động thái mới nảy sinh; tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước những vấn đề cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.
Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các điều ước quốc tế về biên giới là cần thiết, nhưng quyết không phải là sự vận dụng tùy tiện, vô nguyên tắc, “mà là sự vận dụng có lý, có tình; xem xét, giải quyết bất cứ một sự việc cụ thể nào cũng phải đặt nó trong cái tổng thể, nghĩa là phải “vừa nhìn thấy cây, vừa nhìn thấy rừng”! tránh suy nghĩ, hành động thô cứng, làm cho quan điểm, chính sách của Đảng Nhà nước thì “mở”, nhưng hành động cụ thể thì chặt chẽ đên máy móc, hoặc đối tượng thì “mở” nhưng đối tác thì bị ngăn cản…
Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia một cách toàn diện:
Đường biên được xác lập một cách rõ ràng, minh định; hệ thống mốc quốc giới được xây dựng, quản lý và bảo vệ vững chăc thì chủ quyên lãnh thổ quốc gia tất yếu được toàn vẹn. Song trong điều kiện mới, đạt được yêu cầu chiến lược đó cũng chưa đủ. Nếu trên đất nước xuất hiện một vùng “tự trị” thì cũng đồng nghĩa với việc đất nước bị chia cắt, mặc dù không có họa xâm lăng; Trong mọi thời kỳ lịch sử, ông cha ta luôn coi khu vực biên giới là nơi “quan yếu” của đất nước. Ngày nay, do vị trí địa lý, đặc điểm địa bàn, địa hình và một số nguyên nhân khác, khu vực biên giới vẫn là khu vực nhạy cảm, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, lịch sử, từ đó lôi kéo, kích động nhân dân chống phá chính quyền cách mạng. Song không loại trừ tư tưởng, tình cảm của một bộ phận nhân dân khu vực biên giới đã bị xâm hại. Điều đó có nghĩa là, kẻ phá hoại hoàn toàn không cần qua lại biên giới nhưng thông qua các phương tiện truyền thông vẫn có thể thực hiện được âm mưu xấu độc.
Vì vậy, phải quản lý, bảo vệ biên giới một cách toàn diện, cả biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trong lòng đất, biên giới quốc gia trên không, bao gồm: bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ quyền lợi (vật chất và tinh thần) của nhân dân; bảo vệ môi sinh, môi trường, tài nguyên; bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và lợi ích quốc gia, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; chống xâm nhập trái phép và chống buôn lậu qua biên giới. Tất cả các nội dung đó phải gắn chặt với bảo vệ chế độ XHCN, giữ gìn độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, kịp thời cùng với các lực lượng nội địa phát hiện và đập tan âm mưu chống phá cách mạng ở khu vực biên giới.
Yêu cầu “toàn diện” còn thể hiện ở chỗ, quản lý, bảo vệ biên giới đi đôi với xây dựng khu vực biên giới vững mạnh, đặt hai nhiệm vụ này trong một thể thống nhất, có mối quan hệ biện chứng với nhau. Khu vực biên giới vững mạnh là nền tảng sức mạnh vật chất, tinh thần đối với việc quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới. Ngược lại, quản lý, bảo vệ chặt chẽ biên giới sẽ góp phần triệt tiêu các nguy cơ, ngăn cản cái xấu độc, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt.
Trong điều kiện mới của đất nước, ổn định biên giới lâu dài là mục tiêu, đồng thời là chủ trương chiến lược của Đảng. Chỉ có thực hiện được mục tiêu này mới góp phần bảo đảm cho đất nước ổn định để phát triển. Một biên giới hòa bình, thắm tình hữu nghị anh em là cơ sở của sự đồng thuận và là điều kiện để loại bỏ sự xung đột, lấn chiếm, vi phạm chủ quyền biên giới, lãnh thổ. Nhưng như thế cũng chưa đủ. Biên giới ấy còn cần phải là biên giới cùng hợp tác, cùng phát triển để xóa bỏ đói nghèo, lạc hậu, nâng cao trình độ dân trí, đời sống, tinh thần của nhân dân hai bên. Có như vậy mới tạo ra môi trường lành mạnh, làm cho các thế lực thù địch (kẻ thù chung của hai bên) không còn địa bàn thuận lợi để hoạt động phá hoại. Như vậy, quản lý, bảo vệ biên giới, cùng với các nội dung, nhiệm vụ trên, còn phải tạo mọi điều kiện cho nhân dân hai bên đi lại làm ăn, giao lưu văn hóa, xây dựng mối quan hệ bang giao, hòa hiếu, thân thiện từ ngay trong các bản làng, phum sóc, chính quyền ở khu vực biên giới đến chính quyên Trung ương; đồng thời, cùng nhau họp tác, phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn địa bàn biên giới, nhất là trong lĩnh vực chống khủng bố, chống các tội phạm xuyên quốc gia.
Kết hợp chặt chẽ chính trị, quân sự, an ninh và đối ngoại trong quản lý, bảo vệ biên giới:
Muốn giải quyết tốt mối kết hợp nêu trên, quá trình quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia phải tùy vào tính chất vụ việc, thời điểm xảy ra vụ việc, nhất là động cơ, mục tiêu chính trị cụ thể để vận dụng hình thức, biện pháp đấu tranh cho phù họp. Khi phải đối phó với xung đột, lấn chiếm biên giới có tố chức, có vũ trang thì hoạt động quân sự, hành động tác chiến nổi lên hàng đầu, nhưng vẫn phải kết hợp với chính trị, ngoại giao để giải quyết. Khi đấu tranh chống tội phạm, chống xâm nhập thì dùng biện pháp an ninh, kiểm soát là chủ yếu, kết hợp với biện pháp đối ngoại để hợp tác đấu tranh với lực lượng bảo vệ biên giới hai bên; trường hợp khủng bố, còn cần kết hợp với biện pháp quân sự đế tiến công tội phạm. Nếu xảy ra bạo loạn ở khu vực biên giới, phải chủ động kết hợp nhiều biện pháp đấu tranh ngăn chặn, không để vụ việc lan rộng và có phương án đối phó với kẻ xấu khi chúng lợi dụng cơ hội này đế lấn chiếm, xâm nhập biên giới.
Đối ngoại là biện pháp quan trọng trong quản lý, bảo vệ biên giới. Biện pháp này thường được tiến hành thường xuyên, song khi đã xảy ra vụ việc thì cùng lúc cần vận dụng nhiều hình thức đối ngoại, cả trực tiếp và gián tiếp, cả hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đối ngoại Biên phòng và đối ngoại nhân dân ở khu vực biên giới để tăng hiệu quả đối ngoại, kịp thời hỗ trợ cho các biện pháp khác, nhất là khi phải đấu tranh với vụ việc có tính chất nghiêm trọng.
* Để hoàn thành nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia – trong tình hình hiện nay, một tư duy, một tầm nhìn chiến lược thích ứng trong nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia là điều vô cùng cần thiết và cấp bách đang đặt ra. Tư duy mới về công tác biên phòng đã giúp chúng ta nhận thức rõ ràng hơn mối quan hệ giữa giữ vững chủ quyền, ANBG quốc gia với xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng. Thời kỳ đổi mới là thời kỳ mở rộng giao lưu, họp tác quốc tế, thời kỳ phải củng cố hòa bình, tạo môi trường ổn định để xây dựng đất nước. Hợp tác cùng phát triển là xu thế chung của thế giới và cũng là lợi ích chung của mọi quốc gia. Do đó, nguyên tắc đấu tranh bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia cần được kết hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ với đấu tranh củng cố xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển với các nước láng giềng, trở thành định hướng cơ bản trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể về biên giới quốc gia. Cần nhận thức rõ hơn và giải quyết đúng đắn hơn mối quan hệ giữa đối tượng và đối tác, giữa hợp tác và đấu tranh, giữa “mở cửa và gác cửa”, giữa xây dựng và bảo vệ biên giới.
Trước hết là đổi mới phương pháp vận động quần chúng (VĐQC), làm cơ sở nền tảng cho các biện pháp công tác khác. Trong những năm qua, công tác VĐQC trong BĐBP đã có sự đổi mới toàn diện cả về nhận thức và hành động, quán triệt, thực hiện tốt phương châm: “Nghe dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”, đi vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, đem lại lợi ích thiết thực. Trọng tâm công tác VĐQC tập trung hướng vào tuyên truyền, giác ngộ, xây dựng phong trào hành động cách mạng của quần chúng bảo vệ biên giới theo hướng nhân dân tự quản đường biên, cột mốc, tàu thuyền, bến bãi và ANTT buôn, sóc, bản, làng. Để tạo động lực cho phong trào quần chúng, các đơn vị phải chủ động phối hợp địa phương và các ngành vừa tuyên truyền nâng cao giác ngộ cho quần chúng vừa chăm lo giải quyết các nhu cầu thiết thực của nhân dân, thực hiện tốt cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí.
Công tác trinh sát được xác định là mũi nhọn trong công cuộc bảo vệ chủ quyền ANBG, đặc biệt là trong điều kiện hòa bình. Trong triển khai chỉ đạo, nét đổi mới của công tác trinh sát biên phòng tập trung ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động phòng ngừa tội phạm với hoạt động đấu tranh với các loại tội phạm. Cùng với đổi mới trong chỉ đạo phòng ngừa tội phạm bao gồm hai nhóm giải pháp phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ, BĐBP đã đổi mới nhiều mặt trong đấu tranh chống tội phạm, trong đó nổi bật là đấu tranh các vụ án, lập các chuyên án và tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự.
Cùng với đổi mới các biện pháp công tác biên phòng khác, công tác kiểm tra, kiếm soát xuất nhập cảnh, xuất nhập biên được đổi mới mạnh mẽ trên cơ sở quán triệt và vận dụng đúng đắn tư tưởng chỉ đạo: “Mở cửa đi đôi với gác cửa”, “giữ vững kỷ cương phép nước qua lại biên giới đi đôi với tạo sự thông thoáng cho nhân dân qua lại biên giới thăm thân, làm ăn phục vụ tốt chủ trương mở cửa, mở rộng hợp tác quốc tế của Đảng”. Sự đổi mới biện pháp kiểm soát hành chính nhũng năm qua tập trung vào một số nội dung sau đây: Loại bỏ những quy định, thủ tục rườm rà, gây phiền hà cho người qua lại biên giới, công khai hóa những quy định qua lại biên giới; phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan (hải quan, công an, kiểm dịch…) đổi mới sắp xếp lại phương pháp kiểm tra, kiểm soát, tránh trùng lặp, gây phiền hà cho người qua lại biên giới, giảm bớt sơ hở dễ gây ra những tiêu cực; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công tác kiểm tra, kiểm soát, vừa bảo đảm nhanh chóng, chính xác thông suốt, phục vụ hiệu quả công tác quản lý, điều hành, chỉ huy, chỉ đạo của các cấp.
Về đổi mới công tác đối ngoại biên phòng, cần phân biệt rõ công tác đối ngoại với công tác đối ngoại biên phòng để chỉ đạo các đơn vị thường xuyên quan hệ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bảo vệ biên giới của các nước láng giềng và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương biên giới quan hệ với chính quyền địa phương các nước láng giềng giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vụ việc xảy ra trên biên giới theo thẩm quyền, giữ biên giới ổn định, hòa bình, thực hiện tốt phương châm “Vừa hợp tác, vừa đấu tranh có lý, có tình”.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền ANBG quốc gia, BĐBP còn đổi mới biện pháp vũ trang, biện pháp công tác kỹ thuật, công tác nắm, xử lý tình hình…, đổi mới sự phối hợp giữa BĐBP với các ngành, các câp, các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ công tác biên phòng. Để thực hiện có hiệu quả các nội dung này, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; trong đó, tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản ỉỷ, điều hành của Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các lực lượng trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia:
Bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện tốt vấn đề đó vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện tiên quyết để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quan trọng này. Trong quá trình triển khai, phải tuân thủ nguyên tắc: Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia. Sự lãnh đạo của Đảng phải tập trung, thống nhất từ Ban Chấp hành Trung ưong, mà thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quân ủy Trung ương đến các tỉnh ủy, thành ủy và các cấp ủy đảng trong BĐBP; thực hiện lãnh đạo toàn diện trên các nội dung và phạm vi của các cấp.
Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia dài hạn, ngắn hạn và thống nhất quản lý, điều hành với bước đi phù hợp; chú trọng xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật và thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia bằng pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia. Bên cạnh đó, tập trung xây dựng và hoàn thiện các quy chế phối hợp giữa các ngành, các lực lượng, nhất là quy chế phổi họp giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao; giữa Đảng ủy BĐBP với các tỉnh ủy, thành ủy; giữa Bộ Tư lệnh BĐBP với các quân khu và Quân chủng Hải quân, Cảnh sát biển…; trong đó, Bộ Quốc phòng chủ trì, BĐBP làm nòng cốt, nhằm phối hợp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các cấp, các ngành, các địa phương, tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Đấy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về biên giới và bảo vệ biên giới quốc gia:
Quản lý và bảo vệ biên giới là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên và rất phức tạp, bao hàm nhiều nội dung, nhiều lực lượng tham gia, nhưng để các lực lượng tham gia có hiệu quả, phải có sự thống nhất về nhận thức và hành động. Có như vậy mới tạo nên sức mạnh tống hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Để các cấp, các ngành, các địa phương và toàn dân nhận thức sâu sắc về biên giới và bảo vệ biên giới quốc gia cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục. Yêu cầu đối với công tác này là phải làm cho mọi người nhận thức đúng về biên giới, nhất là vị trí, vai trò và các quy chế, hiệp ước, hiệp định,… về biên giới, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; nhận thức rõ mối quan hệ giữa phát triển kinh tế – xã hội với yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững ổn định chính trị ở khu vực biên giới. Qua đó, mỗi tố chức, lực lượng và công dân thấy rõ tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trong đó, BĐBP là lực lượng chuyên trách; từ đó, xác định rõ quyết tâm, trách nhiệm tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Tiêp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản pháp lý về biên giới:
Những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả quan trọng, song nhìn chung công tác xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về biên giới còn nhiều hạn chế, bất cập. Đến nay, chúng ta vẫn chưa có văn bản pháp luật về quản lý biên giới vùng trời và trong lòng đất; nhiều văn bản còn chồng chéo, mâu thuẫn, nhất là các văn bản về biển và quản lý biển. Thời gian tới, việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật cần tiếp tục được đẩy mạnh hơn, bảo đảm tính cơ bản, hệ thống, có trình tự từ “gốc đến ngọn” và mang tính khả thi cao. Trước hết, tập trung nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để sớm ban hành luật Biên phòng Việt Nam làm cơ sở để xây dựng các lực lượng BĐBP ngày càng vững mạnh, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; góp phần nâng cao hiệu lực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Tập trung xây dựng BĐBP vững mạnh, đủ sức là lực lượng chuyên trách trong xây dựng, quản lỷ, bảo vệ biên giới quốc gia:
Các đơn vị BĐBP cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về xây dựng Quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; Nghị quyết 11/1995-NQ-TW của Bộ Chính trị về xây dựng BĐBP trong tình hình mới, Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 29/8/2018 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, tập trung xây dựng lực lượng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong quá trình xây dựng, cần nâng cao chất lượng về chính trị, nhất là xây dựng bản lĩnh chính trị, lòng trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Đồng thời, coi trọng quy hoạch, xây dựng tổ chức biên chế và xây dựng đội ngũ cán bộ theo hướng tinh, gọn, có chất lượng cao, giỏi về nghiệp vụ, quân sự, đối ngoại và năng lực vận động quần chúng. Trong đó, trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chỉ huy, chuyên môn kỹ thuật; chú trọng nâng tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong cơ cấu đội ngũ cán bộ, nhất là quân nhân chuyên nghiệp ở các đồn biên phòng.
Cùng với đó, chú trọng tăng cường trang bị, vũ khí, phương tiện kỹ thuật cho BĐBP, nhất là các phương tiện vận tải, tuần tra, kiểm soát, cơ động lực lượng trên bộ, trên biển; phương tiện trinh sát thám không, thông tin liên lạc để nâng cao khả năng chỉ huy, chỉ đạo tác chiến và xử trí kịp thời, có hiệu quả các tình huống phức tạp, đột xuất trên biên giới và biển, đảo.
Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình bảo vệ biên giới, gắn với điều chỉnh đưa dân ra sát biên giới, bảo đảm vừa phát triển sản xuất, vừa bảo vệ đường biên, mốc giới:
Trên cơ sở điều tra, khảo sát, quy hoạch từng tuyến biên giới và vùng biển, đảo, Nhà nước dành một khoản ngân sách thích đáng, kết hợp với huy động mọi nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới, nhất là trên các tuyến trọng điểm. Trong đó, tập trung củng cố, xây dựng hệ thống đường giao thông, đường tuần tra biên giới, mạng lưới y tế, bưu điện và hệ thống thủy lợi,… bảo đảm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ biên phòng, quốc phòng – an ninh và đời sống dân sinh. Cùng với xây dựng cơ sở hạ tầng, chú trọng quy hoạch, xây dựng các công trình phòng thủ về quân sự, dân sự ở khu vực biên giới, nhất là củng cố, xây dựng mới hệ thống đồn, trạm biên phòng; hệ thống đài quan sát và trinh sát kỹ thuật; hệ thống công sự trận địa trên từng tuyến biên giới, vùng biển phù hợp với ý định bảo vệ biên giói quốc gia. Đi đôi với xây dựng phải có kế hoạch, phân cấp bảo vệ, kiểm tra và tu bổ thường xuyên, bảo đảm tuổi thọ của các công trình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia trong mọi tình huống.
Tăng cường công tác đối ngoại biên phòng, phối hợp giải quyết tốt những vấn đề xảy ra, xây dựng biên giới hòa bình, ốn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển:
Các cấp, các ngành, các lực lượng nhất là lực lượng BĐBP tiếp tục quán triệt và thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại của Đảng; đa dạng hóa các hình thức quan hệ hợp tác với các nước về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng – an ninh; giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia thông qua đàm phán, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau. Trong quan hệ đối ngoại cũng như trong đàm phán giải quyết các vấn đề về biên giới, lãnh thổ, phải nắm vững luật pháp quốc tế, nghệ thuật đàm phán, chuẩn bị chu đáo thế trận tác chiến, đấu tranh cùng các chứng cứ pháp lý và lịch sử; luôn kiên định về nguyên tắc chiến lược, nhưng linh hoạt, mềm dẻo về sách lược.
Trong mọi trường hợp, phải chú trọng giữ gìn mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tìm ra điểm tương đồng để phát huy, chọn điếm khác biệt để cùng nhau thương lượng, giải quyết; lấy việc bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất, tuyệt đối không vì lợi ích địa phương, lợi ích kinh tế mà quên đi chủ quyền, toàn vẹn lãnh thố của Tố quốc. Bên cạnh đó, tiếp tục xác định rõ phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của từng cấp đối với từng nội dung đàm phán, giải quyết về biên giới, lãnh thố để vận dụng các hình thức đối ngoại cho phù hợp; trong đó, kết hợp chặt chẽ giữa ngoại giao nhà nước với đối ngoại nhân dân và đẩy mạnh các hoạt động phối hợp giữa lực lượng chuyên trách của các bên, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội hai bên biên giới.
Để nâng cao hiệu quả áp dụng các hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và biện pháp công tác biên phòng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới là một đòi hỏi tất yêu khách quan vừa có ý nghĩa về mặt lý luận vừa có ý nghĩa sâu sắc trong thực tiễn, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Phải tiến hành thường xuyên căn cứ diễn biến tình hình các tuyến biên giới, vùng biển từng giai đoạn, từng thời kỳ theo yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và nhiệm vụ quốc phòng – an ninh. Kết quả và những kinh nghiệm về đổi mới công tác biên phòng trong những năm qua vẫn có giá trị và ý nghĩa đối với công cuộc bảo vệ biên giới hiện nay và trong những năm tới. Tuy nhiên, phát huy và vận dụng như thế nào vào thực tiễn để có hiệu quả cao nhất mới đòi hỏi phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể và hết sức sáng tạo. Chỉ có làm tốt điều đó, chúng ta mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó./.
Bạn đang xem bài viết Xây Dựng Và Bảo Vệ Chủ Quyền Lãnh Thổ, Biên Giới Quốc Gia trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!