Xem Nhiều 6/2023 #️ Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Hiệu Quả Nhất # Top 9 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Hiệu Quả Nhất # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Hiệu Quả Nhất mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cách xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả nhất chính là giảm lượng rác được thải ra. Cùng với đó là việc thực hành phân loại rác thải góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lý rác thải.

Phương pháp phân loại rác tại nguồn Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình.  

Cách nhận biết như sau: Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết…), vỏ trái cây,…. Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, bìa các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng, nhôm…), các loại nhựa (vỏ chai, đồ nhựa gia dụng)…. Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ. Phân loại rác thải Theo kinh nghiệm của Bee Clean, để góp phần bảo vệ môi trường, để chắc chắn các loại rác thải khác nhau được phân chia thành đúng loại thì điều quan trọng là bạn phải biết phân loại rác thải như thế nào cho đúng cách. Người ta ước tính rằng thực sự những chất thải có thể thu gom tái chế được vào khoảng hơn hai triệu tấn chất thải trong các bãi rác ở Việt Nam. Vì vậy, điều quan trọng nhất là bạn cần biết những gì có thể và không thể tái chế. Khi tiến hành, hãy bỏ các đồ có thể tái chế như thẻ nhựa, giấy, các đồ nhựa, kim loại, thủy tinh và vải khi phân loại chất thải vào một thùng rác riêng, ở xa thùng rác chứa rác thải sinh hoạt. Phân loại rác thải và lựa chọn chất liệu tái sử dụng Khi mua thực phẩm hoặc các chất tẩy vệ sinh, các bạn hãy chú ý lựa chọn các sản phẩm đựng trong hộp bìa carton hoặc chai nhựa tái chế. Tất nhiên là bạn không thể nào hạn chế hoàn toàn việc phải dùng tới bao bì đựng đồ, do đó, chúng tôi thành thật khuyên các bạn hãy cố gắng sử dụng các bao bì có thể tái chế được. Các loại rác thải có thể tái chế giúp giảm việc xử lý rác trong mỗi hộ gia đình.  Bạn có thể vừa giúp giảm rác thải vừa bảo vệ môi trường không những thế còn giảm một nửa công việc xử lý rác thải bằng cách mua sắm hợp lý. Thận trọng khi xử lý rác Hiện nay, có gần 120 bãi chôn lấp rác tại Việt Nam, nhưng trong số các bãi rác đó chỉ có chưa đến 30 các bãi rác được khảo sát là hợp vệ sinh, những thật đáng buồn số còn lại gây nguy hiểm cho người vô gia cư vá lao động và người đang sinh sống bằng việc nhặt rác ở các nơi này và còn góp phần vào vấn nạn ô nhiễm không khí của đất nước.  Hãy thận trọng khi mua sắm và cố gắng dùng túi vải đựng đồ để dùng và hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì không cần thiết, lợi ích của việc này là bạn có thể  được nhiều lần. Để tiến hành quản lý rác thải sinh hoạt trong mỗi gia đình, giảm thiểu việc xử lý rác bằng cách hạn chế xả rác là một trong những điều đầu tiên các gia đình có thể thực hiện là . Càng ít thải rác, chúng ta càng góp phần giúp cho môi trường Việt Nam được cải thiện.

Nguồn: moitruong.com.vn

Bài sưu tầm: Yến Nhi – P.KTSX

Rác Thải Sinh Hoạt Là Gì? Cách Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Hiệu Quả

Rác thải sinh hoạt là gì? quy trình thu gom rác thải sinh hoạt, cũng như các cách xử lý hiệu quả đều là những thông tin mà mỗi chúng ta nên trang bị nhằm ngăn chặn ô nhiễm môi trường, hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Đây cũng chính là lý do Thanh Bình triển khai nội dung bài viết hôm nay, xin mời quý khách cùng tham khảo!

Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải sinh hoạt là loại rác thải phổ biến nhất hiện nay, chúng hầu như xuất hiện ở khắp mọi nơi có sự hiện diện của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rác thải sinh hoạt là gì, tên gọi tiếng Anh như thế nào.

Theo Thanh Bình, khái niệm rác thải sinh hoạt là tổng hợp tất cả các loại rác thải rắn được xả ra môi trường trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Nguồn gốc phát sinh có thể từ hộ gia đình, bệnh viện, khu thương mại, nơi công cộng, ngành dịch vụ …

Về thành phần rác thải sinh hoạt, tùy thuộc vào từng địa phương, điều kiện kinh tế, mùa khí hậu, loại chất thải … khác nhau sẽ có đặc tính lý – hóa học khác nhau. Ví dụ:

Thành phần chất thải cháy được: Giấy, thực phẩm, hàng dệt, chất dẻo, gỗ, củi, rơm, rạ, da, cao su.

Thành phần rác thải sinh hoạt không cháy: Thủy tinh, kim loại sắt và kim loại phi sắt.

Thành phần chất thải sinh hoạt hỗn hợp: Không nằm trong hai nhóm trên, ví dụ như đá cuội, cát, đất, gạch, ngói.

Các loại rác thải sinh hoạt phổ biến nhất hiện nay

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm chất thải sinh hoạt, liệu quý khách có thể kể tên rác thải sinh hoạt bao gồm những gì hay không? Nếu không, nội dung tiếp theo đây Thanh Bình sẽ bật mí cho quý khách 3 loại rác thải sinh hoạt phổ biến nhất, gồm:

Rác sinh hoạt hữu cơ

Rác hữu cơ trong sinh hoạt là những loại rác thải dễ phân hủy và có thể tận dụng ủ phân bón compost chăm sóc cây trồng hay dùng làm thức ăn cho động vật, gia súc gia cầm. Ví dụ, phần bỏ đi của rau, củ, quả; cơm canh, thức ăn thừa; các loại lá – cây – hoa – cỏ con người không sử dụng bị nhổ bỏ, chặt xén.

Rác sinh hoạt vô cơ

Là những chất thải không thể sử dụng được nữa, đồng thời cũng không có khả năng tái chế, hoặc phải tốn kém quá nhiều công sức và chi phí để tái chế.

Thế thì, các loại rác thải sinh hoạt vô cơ gồm những gì? Đó là các loại vật liệu xây dựng đã qua sử dụng hoặc bỏ đi (gạch, đá, sành, sứ); bao bì đựng thực phẩm (túi nilon, bình thủy tinh vỡ); dụng cụ, thiết bị trong đời sống hàng ngày (đồng hồ hỏng, băng đĩa nhạc, đồ cao su, đồ da).

Rác sinh hoạt tái chế

Khó phân hủy nhưng còn khả năng sử dụng, hoặc có thể tái chế thành những món đồ, sản phẩm mang lại lợi ích cho con người. Điển hình như chai nhựa, lon bia, quần áo cũ, thùng carton, sách báo, xô chậu vỡ, giấy lộn.

Quy trình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Việc thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt cần được thực hiện theo quy trình để đảm bảo sự vận hành liên tục và nhất quán. Thông thường quy trình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt sẽ được thực hiện qua 4 bước chính sau:

Bước 1: Thu gom và phân loại rác sinh hoạt,

Bước 2: Tập kết tại các điểm để rác theo quy định của tổ dân phố,

Bước 3: Vận chuyển đến khu xử lý chất thải,

Bước 4: Phân loại sơ bộ lại một lần nữa và chọn phương pháp xử lý phù hợp,

Thực trạng rác thải sinh hoạt hiện nay

Thực trạng ô nhiễm rác thải sinh hoạt ở nông thôn, cũng như tại các thành phố lớn, điển hình là ở Hà Nội, TP. HCM ngày càng gia tăng. Cụ thể, mỗi năm khu vực nông thôn phát sinh trên 13 triệu tấn, trong khi đó tại Hà Nội lượng rác sinh hoạt xả ra môi trường cũng lên đến 6.500 tấn/ngày.

Nếu rác sinh hoạt không được giải quyết triệt để sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người. Chính vì thế, dù ở nông thôn hay thành thị thì vấn đề xử lý rác chất thải sinh hoạt cần phải được chú trọng, có giải pháp tối ưu để xử lý.

Ý thức người dân kém: Một số người sẵn sàng thải rác ở bất kỳ đâu khiến các bãi rác “tự nhiên” bất chấp mọc lên ở mọi vị trí, việc dọn dẹp, thu gom vì thế gặp nhiều khó khăn hơn.

Xử lý và phân loại rác thải không đúng cách: Phần lớn tại các hộ gia đình, rác thải hữu cơ dễ phân hủy và rác thải vô cơ, tái chế vẫn được bỏ chung một thùng, hoặc một bao bì để đem đi xử lý.

Thiếu hệ thống quản lý chất thải: Hệ thống quản lý chất thải còn hạn chế, ứng dụng kỹ thuật lạc hậu cũng khiến khối lượng rác thải xử lý được so với khối lượng rác thải xả ra môi trường không đủ tiêu chuẩn.

Sự thiếu quan tâm của chính quyền: Làm thực trạng rác thải sinh hoạt ở Hà Nội, nông thôn và các thành phố lớn gây ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn do vấn đề chỉ được giải quyết qua loa, hời hợt.

Ô nhiễm rác thải sinh hoạt để lại vô vàn những hậu quả nghiêm trọng, điển hình như:

Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường: Bao gồm ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường không khí.

Gia tăng các loại côn trùng gây hại: Ruồi, muỗi, gián, chuột.

Ảnh hưởng đến sự tồn tại của hệ sinh vật: Khi thành phần và tính chất của nước, đất, không khí bị biến đổi theo chiều hướng xấu sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật: Bệnh vàng da, kiết lị, sốt rét, các bệnh về hệ hô hấp, mắt, thần kinh, ung thư, dị tật bẩm sinh.

Các cách xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả nhất

Việc dùng xe thu gom rác thải đang được áp dụng tại nhiều địa phương, từ vùng nông thôn cho đến thành phố. Ưu điểm của xe thu gom rác là tính tiện lợi, tăng năng suất lao động, thu gom rác nhanh, vận chuyển được khối lượng rác lớn, giảm độc hại do rác thải gây ra. Nhược điểm là chỉ dừng lại ở khâu trung chuyển, không phải là phương pháp xử lý triệt để.

Đây là cách xử lý rác thải sinh hoạt tại gia đình giúp tiết kiệm thời gian cho người nội trợ vì không phải đi đổ rác mỗi ngày, đồng thời cũng tiết kiệm khoảng không gian gia lưu trữ rác vì rác thải được nén thành khối nên kích thước sẽ nhỏ đi rất nhiều. Nhược điểm là chi phí đắt đỏ, chỉ làm giảm số lượng chất thải, cần phải hiểu rõ nguyên lý hoạt động của máy ép.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là lưu trữ và xử lý được khối lượng lớn rác thải (tùy theo quy mô của từng lò). Nhược điểm là không sử dụng được cho quy mô hộ gia đình mà chỉ dành cho các dịch vụ vệ sinh môi trường, chi phí đầu tư lớn.

Ngoài ra, hầu hết các lò xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay đều sử dụng phương pháp nhiệt nên chỉ áp dụng được cho các loại chất thải có khả năng bắt cháy.

Hầu hết các nước đang phát triển đều áp dụng cách xử lý này. Điểm mạnh là đơn giản, dễ thực hiện, áp dụng được cho cả quy mô hộ gia đình và cộng đồng, xử lý được khối lượng lớn rác thải trong thời gian ngắn.

Hạn chế là tiêu tốn diện tích đất, nếu hố chôn không được gia cố cẩn thận thì dễ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất tại khu vực chôn rác.

Phương pháp này chỉ thích hợp để xử lý rác sinh hoạt hữu cơ dễ phân hủy, do đó quý khách cần phân loại rác trước. Sau đó chuẩn bị thùng phi nhựa hoặc xây hầm biogas để ủ rác.

Ưu điểm là vừa giúp xử lý triệt để rác hữu cơ, vừa tận dụng được lượng phân bón cho hoạt động trồng trọt, tiết kiệm chi phí đầu tư cho ngành nông nghiệp, hạn chế lượng rác xả ra môi trường mỗi ngày. Nhược điểm là không thể áp dụng với các loại rác thải khó phân hủy.

Thêm một cách xử lý rác thải sinh hoạt tại gia đình tuyệt vời cho quý khách tham khảo, đó là sử dụng giun quế. Ưu điểm là sự thuận tiện, hợp vệ sinh, mang lại nhiều lợi ích cho người dân như phân giun quế đem bón cho cây trồng rất tốt, giun quế nuôi bằng rác thì dùng làm thức ăn cho gà, cá, hoặc đem bán để tăng thu nhập. Tuy nhiên, cách này cũng chỉ áp dụng được với rác sinh hoạt hữu cơ nên quý khách cũng cần phải phân loại trước.

Biện Pháp Xử Lý Rác Thải Hữu Cơ Hiệu Quả Nhất

Trước khi tìm ra biện pháp xử lý rác thải hữu cơ hiệu quả nhất, chúng ta cần biết chính xác rác thải hữu cơ là gì. Đây là những loại rác thải có nguồn gốc xuất phát từ thiên nhiên. Ví dụ như cơm thừa canh cặn, là vụn bánh mì, trái cây, rau cỏ hư hỏng, thịt cá ôi thiu,… Ở góc độ hóa học, rác thải hữu cơ chính là loại rác có thành phần chính là Cacbon, Hidro và Oxi.

Xử lý rác thải hữu cơ theo phương pháp ủ đống Xử lý rác thải hữu cơ bằng cách chôn lấp

Những biện pháp xử lý rác thải hữu cơ phổ biến nhất hiện nay

Biện pháp xử lý rác thải hữu cơ theo hình thức chôn lấp này được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Với rác thải công cộng, các công ty môi trường sẽ tiến hành thu gom, phân loại và đem chôn lấp rác ở những bãi rác nhất định. Còn với rác thải hộ gia đình, bạn nên đào một hố rác trong vườn nhà và tiến hành chôn lấp.

Biện pháp xử lý rác thải hữu cơ theo hình thức ủ đống này đã có từ lâu. Ưu điểm của phương pháp này chính là tiến hành rất đơn giản. Nhưng nhược điểm là chỉ có thể xử lý rác với số lượng ít, quy mô nhỏ. Rác hữu cơ được đem đi ủ thành đống và sau đó, dần dần oxy sẽ được tiêu thụ hết. Nhiệt độ của đống rác thải hữu cơ lúc này có thể tăng đến 70 độ C.

Lưu ý quan trọng khi thực hiện cách xử lý này, chính là đống ủ phải đảm bảo được trám kín. Bởi vì nếu bạn không trám kín đống ủ, bạn sẽ phải đảo xới đống rác này nhằm mục đích cung cấp đầy đủ oxy vào bên trong đống rác. Tùy theo số lượng rác thải mà thời gian ủ đống sẽ khác nhau.

Đây là một trong những phương pháp xử lý rác thải hữu cơ tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên, cần phải có một lượng các chất thải hữu cơ với độ ổn định về mặt độ ẩm, thành phần,….

Do đó, trước khi tiến hành xử lý tách lọc, dùng lại, tiêu hủy và chôn lấp rác thải. Người ta sẽ dùng biện pháp ủ sinh hoá nhằm mục đích ổn định lại chất lượng rác. Quá trình ủ sinh hoá này có thể diễn ra trong điều kiện hiếm khí hoặc kị khí trong môi trường nhiệt độ cao.

Giải Pháp Phân Loại, Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt

Trình độ nhận thức của người dân tại KVNC chưa cao, họ chưa phân biệt được rác hữu cơ, rác vô cơ và cũng chưa tiến hành phân loại chúng. Đề tài đề xuất giải pháp phân loại CTRSH nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu gom, tái sử dụng, tái chế và lựa chọn giải pháp xử lý cho phù hợp với từng loại chất thải sau này, được thể hiện cụ thể trong bảng 1.

Bảng 1: Phân loại rác thải sinh hoạt

– Các vật liệu làm từ giấy

– Các túi giấy, giấy bìa, giấy vệ sinh

– Có nguồn gốc từ các sợi

– Vải, len,…

– Thực phẩm thừa đã qua sử dụng

– Vỏ rau củ quả, thức ăn…

– Các loại sản phẩm, vật liệu được chế tạo từ sắt

– Vỏ hộp, hàng rào,…

– Các vật liệu, sản phẩm làm bằng thủy tinh

– Chai, lọ, bóng

đèn,…

– Các vật liệu không cháy ngoài kim loại, thủy tinh

– Gạch, gốm, sứ

2. Giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt 2.1. Làm phân hữu cơ

Chuẩn bị: Thu gom rác hữu cơ hàng ngày (vỏ rau, củ, quả, thực phẩm thừa…), thùng xốp, chế phẩm sinh học E.M2, tro trấu.

Cách pha chế phẩm: Dung dịch thứ cấp E.M (E.M2)

– Là chế phẩm được dùng quá trình thí nghiệm của đề tài, chế phẩm này được sản xuất tại “Xưởng thực nghiệm sinh học, tổ 23, Phường Thịnh Đán, Thành Phố Thái Nguyên”. Dung dịch E.M2 là dung dịch được lên men từ E.M1, rỉ đường và nước chế phẩm mua về ở dạng nước đậm đặc cần phải pha loãng. Cứ 20kg rác hữu cơ cần dùng 1 lít chế phẩm sinh học pha loãng trong 40 lít nước.

Thuyết minh quy trình làm phân:

Lượng rác hữu cơ trong ngày của hộ gia đình được thu gom lại có khối lượng khoảng 2kg. Băm chặt rác thành từng khúc có kích thước từ 5 – 7cm.

Thùng xốp chứa rác được đục lỗ xung quanh và dưới đáy tránh nước rác ứ đọng trong thùng.

Rác sau khi băm chặt được bỏ vào thùng xốp, tưới đều chế phẩm sinh học đã pha chế lên lớp rác đó. Tiếp theo rải một lớp mỏng tro trấu dày khoảng 2,0cm lên phía trên. Dùng túi nilon bịt kín thùng xốp. Hàng ngày cho tiếp tục bổ sung rác hữu cơ vào thùng xốp này, tưới chế phẩm, rải tro trấu. Tiếp tục làm tương tự như các bước trên trong vòng 10 ngày khi khối lượng rác trong thùng đạt 20kg thì không bổ sung thêm rác nữa. Bịt kín thùng xốp để ủ. Sau 20 ngày tiến hành đảo trộn (thêm nước nếu lượng rác quá khô). Rác hữu cơ phân hủy trở thành phân vi sinh sau 35 – 40 ngày. Lấy phân rác ra và sử dụng cho các mục đích khác nhau (trồng rau, cây cảnh,…). Tỷ lệ chế phẩm, tro trấu thêm vào hàng ngày được thống kê ở bảng 2.

Bảng 2: Tỷ lệ rác, chế phẩm và tro trấu bổ sung theo ngày

Việc tăng tỷ lệ chế phẩm, tro trấu qua từng ngày nhằm mục đích giúp lượng rác hữu cơ trong thùng xốp bổ sung ở những ngày tiếp theo phân hủy nhanh hơn, kịp với tốc độ phân hủy rác của lượng rác được bổ sung những ngày trước đó.

Lưu ý: Trong quá trình ủ phân sẽ tạo ra khí gas. Khí gas sẽ xuất hiện sau khoảng 1 tuần, nên khi mở nắp thùng, cần đeo khẩu trang.

Trong quá trình ủ phân, nếu thấy rác quá khô, cần phun thêm nước, tạo độ ẩm khoảng 50 – 60% sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, dễ dàng phân hủy chất hữu cơ.

Bước 1: Đục lỗ xung quanh và dưới đáy thùng xốp

Tái sử dụng: Là việc sử dụng lại các sản phẩm, hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ, hay cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm

Việc tái sử dụng các đồ dùng đã được sử dụng qua một lần là việc đơn giản và dễ thực hiện đối với người dân. Đề tài đề xuất các giải pháp tái sử dụng CTRSH tại bảng 3.

Bảng 3: Một số giải pháp tái sử dụng CTRSH

– Chai, lọ nhựa

– Làm chai đựng nước uống, lọ đựng gia vị.

– Chai, lọ thủy tinh

– Làm chai đựng nước mắm, dầu ăn, rượu, mật ong,…

– Túi nilon

– Rửa sạch, phơi khô dùng để làm túi đựng rác (không sử dụng lại túi nilon đựng đồ tươi sống như túi đựng: thịt, cá, tôm, cua,…)

– Hộp caton

– Đựng chăn màn, quần áo, giầy dép…

– Hộp xốp

– Dùng để trồng cây,…

– Vỏ hộp bánh kẹo, vỏ hộp kem đánh răng

– Làm hộp gói quà sinh nhật.

– Giấy báo cũ

– Vò nhàu các tờ giấy báo, sau đó cho vào đôi giầy để bảo quản chúng khi không sử dụng trong thời gian dài. Việc làm này sẽ giúp giầy không bị ẩm mốc, tăng thời gian sử dụng cho những đôi giầy.

– Bã trà

– Đổ vào gốc các cây cảnh sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.

– Bã cà phê

– Cho vào tủ lạnh sẽ giúp khử mùi hôi trong tủ do thức ăn gây ra.

Tái chế: Là việc sử dụng rác thải, vật liệu thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất, các sản phẩm mới có ích.

Một số loại rác thải sinh hoạt như giấy bìa caton, giấy báo cũ, chai nhựa, cốc thủy tinh cũ,… có thể tái chế chúng thành những vật dụng gia đình hữu ích đối với cuộc sống và thân thiện với môi trường. Trên cơ sở những chất thải này, đề tài đề xuất một số giải pháp tái chế các loại CTRSH thành các sản phẩm có giá trị sử dụng.

b.1. Sản phẩm 1: Hộp đựng bút

+ Nguyên liệu: Giấy báo cũ, tấm bìa cứng, keo dán,

+ Dụng cụ: Thước kẻ, bút.

+ Các bước thực hiện:

Bước 1: Cắt tờ báo thành hình vuông cạnh 16cm, chia tờ báo thành 16 hình vuông nhỏ có cạnh 4cm (B1). Sau đó gấp chéo 4 hình vuông ở 4 góc lại (B2)

+ Các bước thực hiện:

Bước 1: Cắt hai tấm bìa cứng có kích thước bằng nhau (20 x 25cm) (E1). Sau đó đặt hai miếng bìa lên tờ giấy bọc, khoét theo tấm bìa và bọc lại theo khung (E2)

+ Dụng cụ: Kéo, bút màu.

+ Các bước thực hiện:

Bước 1: Cắt bỏ phần chóp nhọn dần của vỏ chai nhựa. Cắt thêm hai nửa hình tròn đối diện hai bên mép thành chai, khoét lỗ tròn ở giữa làm hai mấu treo để treo chậu hoa này (C1)

Bước 2: Tô màu nước phủ nền toàn bộ phía ngoài vỏ chai đã cắt hình (có thể không tô màu) (C2)

+ Dụng cụ: Kéo

+ Các bước thực hiện:

Bước 1: Từ những chiếc cốc nhựa ban đầu, ta khoét đáy 2 cốc (D1)

Bước 2: Dùng keo dán quanh đáy cốc và dán chồng 3 chiếc cốc úp đáy – miệng vào nhau như hình dưới (D2)

+ Các bước thực hiện:

3. Một số lợi ích từ quá trình phân loại rác và xử lý rác

+ Giúp cho việc xử lý rác dễ dàng hơn.

+ Giảm tác động môi trường do đổ thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp.

+ Sự tham gia của dân cư tại ba tổ trong đề tài này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc phân loại rác vừa đem lại lợi ích cho cá nhân vừa đem lại lợi ích cho cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.

+ Việc phân loại rác sau đó tái sử dụng và tái chế sẽ giúp người dân giảm chi phí thu gom và xử lý rác.

+ Quá trình làm phân bón từ rác hữu cơ giúp người dân biết cách tận dụng nguồn rác của gia đình mình để tạo ra những sản phẩm có ích, tiết kiệm chi phí, an toàn và thân thiện với môi trường. Lợi ích tính đơn thuần cho việc tạo ra phân bón không nhiều, nhưng nếu tính chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác, xây dựng bãi rác thải… thì việc tận dụng rác từ nhiều hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp sẽ làm giảm đáng kể kinh phí của Nhà nước và còn góp phần làm sạch đẹp môi trường xung quanh KVNC.

Theo tính toán của đề tài: Cứ 20kg chất thải tiêu tốn hết 1 lít chế phẩm (có giá bán trên thị trường là 4.000 đồng/lít). Sau khi ủ lượng phân rác thành phẩm có khối lượng 4kg. Trong khi phân bón vi sinh có giá bán trên thị trường là 3.800 đồng/kg. Một bao phân lân vi sinh có khối lượng 25kg có giá là 95.000 đồng.

Từ tính toán như trên cho thấy, nếu tận dụng rác hữu cơ làm phân bón, chỉ với khoảng 125kg chất thải với 6,25 lít chế phẩm (tương đương với giá 25.000 đồng). Sau khi ủ lượng rác thành phẩm sẽ đạt 25kg bằng khối lượng của một bao phân vi sinh bán ngoài thị trường. Như vậy, việc làm phâm bón từ rác sẽ giúp giảm gần 4 lần chi phí cho các hộ gia đình so với việc mua phân trên thị trường.

+ Nếu thành lập đội thu gom phần rác còn lại tại KVNC vừa tạo thêm việc làm cho người dân trong phường (chỉ tham gia thu gom rác 8 lần/tháng) với thu nhập trung bình từ 450.000 – 675.000 đồng/người/tháng vừa giúp rác của các hộ gia đình được thu gom hợp lý với chi phí thấp, giảm sức ép đối với môi trường.

+ Việc hướng dẫn các em nhỏ làm đồ tái chế vừa giúp các em thể hiện khả năng khéo léo, sáng tạo của mình, tránh lãng phí nguồn tài nguyên vừa giúp các em hiểu và biết quý trọng những gì mình và người khác làm ra. Từ đó, các em sẽ có ý thức hơn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên từ rác.

+ Tái sử dụng CTR giúp tiết kiệm chi phí xử lý chất thải.

Mua bán piano Nhật

, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun

Bạn đang xem bài viết Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Hiệu Quả Nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!